Phƣơng thức quản lý công tác GDKNS cho HS THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 34 - 39)

8. Cấu trúc của đề tài

1.4. QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH

1.4.3. Phƣơng thức quản lý công tác GDKNS cho HS THCS

1.4.3.1. Quản lý kế hoạch GDKNS cho HS THCS

Khi tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý công tác GDKNS đều phải bắt đầu chu trình quản lý của mình bằng việc thực hiện chức năng kế hoạch thơng qua việc lập kế hoạch GDKNS theo từng cấp quản lý. Cán bộ quản lý (CBQL) nhà trƣờng cần huy động sự tham gia của các bên liên quan vào trong tất cả các khâu của chu trình quản lý để đảm bảo đạt đƣợc tính khả thi, hiệu quả và bền vững của các công tác GDKNS cho HS.

Để thực hiện có hiệu quả xây dựng kế hoạch GDKNS cho HS THCS ngƣời Hiệu trƣởng cần thực hiện những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động GD chung của trƣờng trong

24

Xác định đúng, đủ các căn cứ để xây dựng kế hoạch công tác GDKNS trong trƣờng THCS, bao gồm: Mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách HS đƣợc xác định tại Luật GD, trong chƣơng trình GD của cấp học; Những nhiệm vụ cấp thiết của sự nghiệp GD, của đất nƣớc, của địa phƣơng trong từng giai đoạn cụ thể. Những nhiệm vụ đó đƣợc thể hiện trong các văn bản, chỉ thị của cơ quan quản lý GD các cấp hƣớng dẫn nhà trƣờng thực hiện. Đặc biệt là nhiệm vụ năm học, chủ đề năm học do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT hƣớng dẫn ngay từ đầu năm học; Tình hình kinh tế xã hội của cộng đồng địa phƣơng nơi trƣờng đóng; Tình hình cụ thể của nhà trƣờng (Kết quả các công tác GDKNS của năm học trƣớc, thực trạng đội ngũ CB, GV, số lƣợng, chất lƣợng, đặc biệt là khả năng tổ chức các công tác GDKNS cho HS), điều kiện CSVC, trang thiết bị, thƣ viện và tài chính, khả năng thực hiện cơng tác xã hội hóa của nhà trƣờng...

Định hƣớng mục tiêu quản lý các hoạt động GD để làm cơ sở xác định mục tiêu cơng tác GDKNS. Trong đó, có mục tiêu của hoạt động GD trên cơ sở mục tiêu chung và trình bày dƣới dạng chỉ tiêu cụ thể, mục tiêu xã hội và mục tiêu điều kiện.

Lựa chọn các nhóm hoạt động cần thực hiện trong năm học phù hợp theo các chủ đề tháng và năm học, để làm căn cứ cho GV xây dựng kế hoạch hoạt động của từng lớp hay khối lớp trong trƣờng.

Hiệu trƣởng phân phối nguồn lực cho từng hoạt động đã đƣợc xác định cho từng chủ đề, chủ điểm (thời gian, kinh phí, con ngƣời, CSVC). Sắp xếp tiến độ thực thi hoạt động phù hợp.

Xác định biện pháp và cách thức thực hiện các hoạt động:

+ Biện pháp phải phong phú và đƣợc lựa chọn giữa rất nhiều các biện pháp khác để phù hợp với đặc trƣng của nhà trƣờng, cấp học và đối tƣợng HS từng khối lớp, từng vùng, miền.

+ Biện pháp phải có khả năng thực hiện đƣợc, nó đƣợc xây dựng phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trƣờng, địa phƣơng và khả năng của đội ngũ.

+ Biện pháp là cách thực hiện nên cần đƣợc nêu cụ thể tạo điều kiện cho việc thực hiện dễ dàng.

25

Xác định các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.

Trong q trình xây dựng kế hoạch, hiệu trƣởng có thể thực hiện kỹ thuật phân tích SWOT để phân tích bối cảnh nhà trƣờng, làm cơ sở xây dựng kế hoạch công tác GDKNS phù hợp với điều kiện cụ thể, đảm bảo tính khả thi. Tiếp tục cụ thể hóa kế hoạch cơng tác GDKNS cho từng học kỳ, tháng, tuần.

Thứ hai, hiệu trƣởng chỉ đạo các tổ chuyên môn, các bộ phận khác và GV xây

dựng kế hoạch tổ chức các công tác GDKNS.

Chỉ đạo các bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động GD (kế hoạch năm, tháng, tuần) thống nhất với kế hoạch chung của nhà trƣờng, với kế hoạch của các bộ phận (để tránh tổ chức các hoạt động chồng chéo trong cùng một thời điểm, đồng thời có sự hỗ trợ và phối hợp tổ chức hoạt động của các bộ phận có liên quan).

Hƣớng dẫn GV xây dựng kế hoạch tổ chức GDKNS cho HS thông qua dạy học mơn học và các hoạt động ngồi giờ học. Kế hoạch hoạt động của các công tác GDKNS đƣợc tích hợp vào kế hoạch của các tổ chun mơn.

Tổ trƣởng chuyên môn xây dựng kế hoạch GDKNS của tổ, chỉ đạo từng cá nhân xây dựng kế hoạch của mình. Hiệu trƣởng phê duyệt kế hoạch của từng giáo viên và triển khai thực hiện.

1.4.3.2. Quản lý nội dung, chương trình, hình thức và phương thức thực hiện GDKNS cho HS THCS

Muốn quá trình GDKNS đạt hiệu quả, nhà trƣờng cần xây dựng phƣơng hƣớng chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất, nhằm động viên và phát huy tối đa khả năng của các LLGD trong và ngoài nhà trƣờng để tạo nên sức mạnh tổng thể trong q trình GDKNS. Bên cạnh đó nhà trƣờng cần quản lý chỉ đạo phối hợp tốt các lực lƣợng sau:

a) Phối hợp với GVCN lớp trong việc GDKNS cho HS

GVCN là ngƣời gần gũi nhất với HS, là ngƣời mà các em có thể tâm tình, chia sẻ, tâm tƣ tình cảm, ngƣời tổ chức cho HS các hoạt động tập thể, là cố vấn cho các hoạt động Đồn, Đội. GVCN cần sáng tạo để tích hợp GD giá trị sống và rèn

26

luyện KNS trong các hoạt động tập thể, các giờ sinh hoạt lớp theo một kịch bản linh hoạt. GVCN phát huy các phƣơng pháp GD truyền thống, chủ động và tích cực, cởi mở tiếp thu cái mới, chủ động kết hợp với các phƣơng pháp tích cực.

Trong nhà trƣờng, GVCN chính là vị thủ lĩnh tinh thần, làm điểm tựa để tạo ra một tập thể lớp năng động, sáng tạo, biết học hết mình và chơi hết mình. Một tập thể lớp năng động sẽ tạo ra rất nhiều thành viên năng động và sáng tạo, chính vì vậy, mà GVCN đóng vai trị thổi lửa để các em tự khẳng định đƣợc mình. Với vai trị đó GVCN sẽ tạo ra đƣợc động lực thi đua, tạo môi trƣờng thân thiện giữa thầy, cơ và trị, giữa các thành viên trong tập thể, giữa tập thể lớp với tổ chức Đoàn, Đội với Ban đại diện CMHS. Nhƣ vậy việc GDKNS thông qua hoạt động của GVCN sẽ giúp hoàn thiện nhân cách cho HS, tạo cho các em tự tin hơn khi bƣớc vào ngƣỡng cửa của cuộc sống, cùng với hành trang tri thức giúp các em vững bƣớc vào tƣơng lai. Ngƣời GVCN là lực lƣợng quan trọng tham gia GDKNS cho HS.

Để đội ngũ GVCN lớp thực thi tốt nhiệm vụ của mình, nhà quản lý cần chỉ đạo GVCN căn cứ kế hoạch tổng thể của nhà trƣờng xây dựng kế hoạch GDKNS phù hợp với từng khối lớp, triển khai kế hoạch và tổ chức hoạt động cho HS, quản lý phát huy hiệu quả của giờ sinh hoạt lớp, đôn đốc, kiểm tra đánh giá thi đua kết quả rèn luyện của HS bằng các tiêu chí cụ thể.

b) Tích hợp GDKNS vào môn học

Từ kiến thức lý thuyết của bài giảng đến thực tế cuộc sống là quãng đƣờng khá xa, một giờ học trên lớp chỉ có 45 phút, vì vậy, để tích hợp đƣợc nội dung GDKNS vào bài giảng, đòi hỏi ngƣời GVBM phải linh hoạt, khéo léo điều khiển giờ dạy, thầy trị cùng tích cực làm việc, để có thể truyền tải và lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, vừa thông qua kiến thức của bài học để HS nhận thức đƣợc giá trị của cuộc sống, hình thành giá trị của bản thân, biết lắng nghe, chia sẻ với ngƣời khác, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tƣ duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng xã hội… Nhƣ vậy, vai trị của GVBM là hết sức quan trọng trong cơng tác GDKNS cho HS, nhƣng việc tích hợp GDKNS vào mơn học cịn là vấn đề mới mẻ đối với nhiều GV nhà trƣờng. Vì vậy, nhà quản lý

27

ngồi việc lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho hoạt động còn phải tổ chức tập huấn, hội thảo, để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ GV, đồng thời phân cấp quản lý cho đội ngũ tổ trƣởng chuyên mơn để thống kê việc tích hợp GDKNS vào từng chƣơng, từng bài cụ thể. Tổ chức làm điểm, rút kinh nghiệm chung và triển khai đại trà. Theo dõi sát sao việc thực hiện tích hợp vào bài dạy của đội ngũ GV, đánh giá giờ dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện của HS.

c) Phối hợp các đoàn thể xã hội tham gia GDKNS cho HS

Tổ chức Đoàn –Đội trong nhà trƣờng là nơi đoàn kết, tập hợp thanh thiếu niên, tham gia các hoạt động tập thể. Đồn-Đội có nhiệm vụ GD chính trị tƣ tƣởng, GD lý tƣởng XHCN, GD luật pháp, lối sống, nếp sống, GD về khoa học kỹ thuật, công nghệ, về dân số, sức khỏe, môi trƣờng. GD về phát huy, giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc. GD truyền thống cách mạng, lịch sử dân tộc, tự hào với các thế hệ cha anh đi trƣớc, từ đó có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trƣờng và cả cộng đồng.

Bên cạnh, việc GD chính trị tƣ tƣởng, Đồn-Đội cịn tổ chức nhiều phong trào hành động cụ thể, thiết thực đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của tuổi trẻ. Các phong trào hành động cách mạng của Đoàn-Đội, là nơi để tuổi trẻ nhà trƣờng xây dựng cho mình nền tảng giá trị sống vững chắc, rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tự vệ… khơi dậy cho các em tinh thần tình nguyện của tuổi trẻ, dám nhận những nhiệm vụ khó khăn, dám đón nhận sự hy sinh, gian khổ từ đó hình thành ý thức trách nhiệm của ngƣời thanh niên với cộng đồng xã hội.

Để nâng cao đƣợc hiệu quả công tác GDKNS trong hoạt động của Đoàn-Đội, nhà quản lý cần nhận thức đầy đủ các yếu tố có ảnh hƣởng tới việc GD đạo đức, KNS của HS, từ đó có những biện pháp quản lý để tác động vào những yếu tố tích cực, phát huy hiệu quả GD, khắc phục và hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực. Đồng thời quản lý tốt các giờ sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt Đội, các tiết chào cờ đầu tuần, các hoạt động chủ điểm, chủ đề nhân các ngày lễ lớn trong năm, các hoạt động phối hợp với CMHS, với GVCN, GVBM, với các tổ chức tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trƣờng. Chỉ đạo Đoàn-Đội phối hợp xây dựng các tiêu chí đánh giá xếp

28

loại thi đua về mức độ tham gia hoạt động của chi đoàn, các chi đội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)