Quản lý việc phối hợp đồng bộ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 108 - 112)

8. Cấu trúc của đề tài

3.3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

3.3.5. Quản lý việc phối hợp đồng bộ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội nhằm

nâng cao hiệu quả công tác GDKNS

3.3.5.1. Mục tiêu

Mục tiêu của biện pháp này là nhằm huy động đƣợc các LLGD trong và ngồi nhà trƣờng tích cực tham gia tổ chức thực hiện cơng tác GDKNS cho HS. Tạo đƣợc sự đồng thuận thông qua cơ chế phối hợp chặt chẽ thống nhất giữa các LLGD trong tổ chức công tác GDKNS cho HS.

Phát huy sức mạnh tập thể, tăng cƣờng thêm các điều kiện cần thiết để tổ chức công tác GDKNS cho HS thuận lợi và hiệu quả. Phối kết hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng, các ban ngành đồn thể, mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban đại diện CMHS…, huy động các nguồn lực tài chính, tăng cƣờng CSVC và trang thiết bị phục vụ cho công tác GDKNS cho HS, nhằm nâng cao chất lƣợng công tác GDKNS.

Giải pháp này nhằm tăng cƣờng sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trƣờng - xã hội trong quá trình GDKNS cho HS, đảm bảo sự đồng bộ thống nhất trong nhận thức và hành động.

3.3.5.2. Nội dung

Các nhà quản lý cần phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể của từng thành viên về việc triển khai tổ chức, thực hiện công tác GDKNS cho HS. Chủ động tổ chức phối hợp với CMHS tham gia vào công tác GDKNS cho HS. Xây dựng quy chế hoạt động của nhà trƣờng, của từng tổ chức xã hội để gắn trách nhiệm của từng tổ

98

chức, cá nhân trong việc thực hiện công tác GDKNS.

Chỉ đạo, kiểm tra thực hiện công tác GDKNS của các tổ chức, cá nhân. Tập trung vào việc lựa chọn, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho các lực lƣợng tham gia tổ chức thực hiện GDKNS cho đội ngũ GV, nhân viên và các LLGD khác.

Trong cuộc sống của con ngƣời luôn chịu sự chi phối của môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội, trong đó: gia đình - nhà trƣờng - xã hội, là ba mơi trƣờng liên kết, gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi HS. Do vậy, nếu việc rèn luyện KNS cho HS thiếu phối hợp, thiếu sự chung tay của gia đình và cả cộng đồng thì sẽ khơng đem lại hiệu quả.

Trong các hoạt động GD HS, trong đó có cơng tác GDKNS là trách nhiệm của tồn xã hội, nhà trƣờng đóng vai trị trung tâm GD và phối hợp với CMHS, các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng cùng quan tâm GD HS.

Điều 45 Điều lệ trƣờng trung học ghi rõ: “Nhà trƣờng chủ động phối hợp thƣờng xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trƣờng giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”.[2]

Vì vậy, nhà trƣờng cần tuyên truyền cho CMHS, các tổ chức xã hội hiểu rõ tầm quan trọng của cơng tác GDKNS cho HS. Từ đó, họ sẽ thấy đƣợc vai trị, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp GD&ĐT; mặt khác, nhà trƣờng cần xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và quản lý chặt chẽ sự phối hợp giữa các LLGD trong việc tổ chức công tác GDKNS, nhằm phát huy tối đa tiềm năng của các LLGD, tạo nên sức mạnh tổng hợp để công tác GDKNS cho HS đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.

3.3.5.3. Cách thức thực hiện

Điều 89, Điều 90, Điều 93 Luật Giáo dục 2019 nêu rõ: “Trách nhiệm của nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong giáo dục” [13]

- Đối với nhà trường:

Vào đầu mỗi năm học, Nhà trƣờng cần chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với gia đình và các tổ chức chính trị - xã hội thơng qua các qui chế phối hợp:

Tổ chức họp CMHS toàn trƣờng, bầu Ban đại diện CMHS các lớp, bầu Ban đại diện CMHS trƣờng, nhà trƣờng cùng với Ban đại diện CMHS thống nhất các

99

nội dung phối hợp GDKNS cho HS. Đồng thời, nhà trƣờng chỉ ra thực trạng KNS của HS, những vấn đề cịn khó khăn, tồn tại trong cơng tác GDKNS. Từ đó, cùng với CMHS tìm ra ngun nhân để có những biện pháp phối hợp GD.

Tổ chức thống nhất việc xây dựng cơ chế phối hợp GD giữa nhà trƣờng với Ban đại diện CMHS; giữa CMHS với GVCN, GVBM, Đoàn-Đội, Ban tƣ vấn, Ban HĐGDNGLL... bảo đảm sự trao đổi, nắm bắt thông tin hai chiều giữa nhà trƣờng với CMHS trong công tác GDKNS cho HS.

Nhà trƣờng xây dựng kế hoạch, thống nhất mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho HS. Phân công, phân cấp trách nhiệm cụ thể cho các LLGD, các tổ chức phối hợp. Cụ thể: nhà trƣờng chỉ đạo chung, xây dựng kế hoạch, thời gian, địa điểm; LLGD phối hợp, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động; Ban HĐNGLL, Ban chuyên tƣ vấn về nội dung GDKNS; Đoàn-Đội cùng Ban HĐNGLL tổ chức thực hiện chƣơng trình; GVCN tham gia hoạt động và theo dõi, quản lý HS. Các LLGD ngoài nhà trƣờng (Ban đại diện CMHS, Công an, cơ quan y tế, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, xã Đoàn, Hội đồng đội xã...) tham gia phối hợp hỗ trợ về tinh thần cũng nhƣ vật chất cho công tác GDKNS của nhà trƣờng.

Nhà trƣờng cần thƣờng xuyên phối hợp với chính quyền địa phƣơng, các đồn thể nơi HS cƣ trú để nắm tình hình HS (hồn cảnh gia đình, sinh hoạt nơi cƣ trú, mối quan hệ với bà con xóm giềng...). Từ đó, nhà trƣờng có thêm thơng tin để đánh giá và có biện pháp GD phù hợp với từng đối tƣợng, hoàn cảnh cụ thể của HS.

Thƣờng xuyên xây dựng cam kết phối hợp với chính quyền địa phƣơng, ngăn chặn tệ nạn xâm nhập vào học đƣờng; cam kết phối hợp giải quyết các vụ gây mất an ninh, trật tự trong nhà trƣờng. Có nhƣ vậy, việc GD HS mới chặt chẽ và có hiệu quả.

- Đối với gia đình:

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dƣỡng cả đời ngƣời. GD gia đình đem lại, hiệu quả tích cực cho GD nhân cách, nhất là về lối sống, giao tiếp, ứng xử... Việc phối hợp chặt chẽ với gia đình HS với nhà trƣờng, với các tổ chức chính trị xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trƣờng trong việc GD, rèn luyện các kỹ năng, hình thành các thói quen, hành vi tốt.

100

Gia đình GD con em tốt tạo nên những phẩm chất, nhân cách đầu tiên rất quan trọng làm nền tảng cho GD nhà trƣờng. Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con ngƣời. Thơng qua gia đình, các mối quan hệ xã hội ảnh hƣởng đến con em. Do đó, các bậc làm cha, làm mẹ phải luôn luôn là một tấm gƣơng chuẩn mực trong mọi hoạt động nhỏ nhất để con cái noi theo.

Gia đình phải hƣớng cho các con biết cách ứng xử và giải quyết các tình huống phức tạp trong cuộc sống theo hƣớng tích cực nhất. Ngồi ra, cha mẹ phải tham gia hoạt động tích cực trong các tổ chức CMHS nhà trƣờng, duy trì thƣờng xuyên mối quan hệ giữa nhà trƣờng và gia đình bằng sổ liên lạc, phiếu đánh giá, điện thoại... để biết đƣợc kết quả học tập và rèn luyện của con em.

Gia đình cần chủ động để nắm quy chế phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, CMHS cần chủ động phối hợp với các cơ quan đoàn thể, kể cả những cơ quan bảo vệ pháp luật (nếu cần thiết) để uốn nắn, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện xấu, lệch lạc có nguy cơ đối với con em mình.

- Đối với các tổ chức xã hội:

Xã hội GD HS thông qua các đồn thể, các tổ chức nhà nƣớc góp phần thúc đẩy q trình phát triển nhân cách toàn diện theo sự phát triển xã hội.

Vì vậy, nhà trƣờng cần nắm vững nội dung điều lệ hoạt động của các tổ chức này để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức này hoạt động nhằm thực hiện việc GD tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức, KNS cho HS một cách hợp lý và có hiệu quả.

Các tổ chức xã hội, các ban, ngành chức năng nên phối hợp với nhà trƣờng thực hiện các chuyên đề GD nhƣ: GD phòng chống bạo lực học đƣờng, GD pháp luật, an toàn giao thơng, phịng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, GD sức khoẻ sinh sản vị thành niên, GD bảo vệ môi trƣờng, GD truyền thống cách mạng và lịch sử địa phƣơng, đất nƣớc... Có thể nói, đây là LLGD vơ cùng phong phú về thành phần và giàu kinh nghiệm sống. Do đó, nhà trƣờng nên tận dụng nguồn lực này để cơng tác GDKNS cho HS có hiệu quả, thiết thực hơn.

Nhà quản lý cần tổ chức chặt chẽ sự phối hợp giữa các LLGD. GD của xã hội phải kết hợp chặt chẽ với GD gia đình và nhà trƣờng, góp phần thực hiện mục tiêu GD tồn diện.

101

Tóm lại, việc GD, bồi dƣỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách tồn diện là một q trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trƣờng khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc GD nói chung và GD HS nói riêng ln ln địi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lƣợng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trƣờng, gia đình và mọi ngƣời trong xã hội.

3.3.5.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt biện pháp này, hiệu trƣởng là ngƣời cần nắm vững về năng lực đội ngũ của mình, hiểu rõ vai trị của từng lực lƣợng trong tổ chức công tác GDKNS để huy động, phân công và sử dụng đúng.

Xây dựng cơ chế phân công sử dụng và phối hợp lực lƣợng dân chủ, mọi ngƣời đƣợc tham gia cùng bàn về cơ chế phối hợp để thống nhất khi triển khai lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng cùng tham gia tổ chức công tác GDKNS.

Đối với nhà trƣờng: chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp các LLGD, xây dựng đƣợc mối liên hệ gắn bó chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội.

Đối với gia đình: phải thấy đƣợc vai trị và trách nhiệm của mình trong việc GD con em, khơng phó mặc việc GD con em cho nhà trƣờng.

Đối với các tổ chức chính tri-xã hội: phải tích cực phối hợp với nhà trƣờng thực hiện mục tiêu GD, xây dựng môi trƣờng GD lành mạnh, an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)