NHỮNG VẤN ĐỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 29 - 34)

8. Cấu trúc của đề tài

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC

SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.3.1. Mục tiêu của GDKNS cho HS THCS

Mục tiêu quản lý công tác GDKNS cho HS THCS là hƣớng tới quản lý các hoạt động dạy học và hoạt động GD giúp HS hình thành các khả năng tâm lý xã hội, để HS nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại, củng cố mở rộng kiến thức đã học với đời sống thực tiễn, củng cố các kỹ năng, hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu. (Năng lực tự hồn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức, quản lý, hợp tác và cạnh tranh, năng lực hoạt động chính trị xã hội...), giải quyết tốt các vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân.

Nói cách khác, mục tiêu cơ bản của GDKNS là làm thay đổi hành vi của HS, chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng tích cực, có hiệu quả để nâng cao chất lƣợng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển xã hội bền vững.

1.3.2. Nội dung GDKNS cho HS các trƣờng THCS

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những KNS sau đây có thể đƣợc chấp nhận ở

nhiều nền văn hóa khác nhau: Kỹ năng quyết định; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng suy nghĩ sáng tạo; Kỹ năng suy nghĩ có phán đốn; Kỹ năng truyền thơng có hiệu quả; Kỹ năng giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời; Kỹ năng ý thức về bản thân; Kỹ năng thấu cảm; Kỹ năng ứng phó với cảm xúc; Kỹ năng ứng phó với stress.

Phân loại xuất phát từ lĩnh vực sức khỏe: có 3 nhóm kỹ năng

- Nhóm thứ nhất, là nhóm kỹ năng nhận thức bao gồm các kỹ năng, cụ thể: tƣ duy phê phán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, tƣ duy phân tích, khả năng sáng tạo, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị…;

- Nhóm thứ hai, là các kỹ năng đƣơng đầu với cảm xúc, gồm các kỹ năng cụ thể: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế sự căng thẳng, kiềm chế đƣợc cảm xúc, tự quản lý, tự giám sát và tự điều chỉnh;

19

năng thành phần: giao tiếp, quyết đoán, thƣơng thuyết, từ chối, hợp tác, sự cảm thông chia sẻ, khả năng nhận thấy thiện cảm của ngƣời khác.

Với mục đích giúp ngƣời học ứng phó với các vấn đề cuộc sống và tự hồn thiện mình, UNICEF phân loại KNS theo các nhóm sau:

- Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kỹ năng: kỹ năng tự nhận thức, lòng tự trọng, sự kiên định đƣơng đầu với cảm xúc, đƣơng đầu với căng thẳng.

- Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với ngƣời khác, với các kỹ năng thành phần: kỹ năng quan hệ tƣơng tác liên nhân cách, sự cảm thông, đứng vững trƣớc áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc của ngƣời khác, thƣơng lƣợng, giao tiếp có hiệu quả.

- Nhóm kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, gồm các kỹ năng: tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề.

Nhƣ vậy, trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng GDKNS ở Việt Nam. Những năm qua, nội dung của KNS cho HS rất phong phú, có thể đề xuất một số KNS cốt lõi, cơ bản nhất đối với lứa tuổi HS THCS nhƣ sau: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng tự nhận thức; Kỹ năng xác định giá trị; Kỹ năng ra quyết định; Kỹ năng hợp tác; Kỹ năng thể hiện sự cảm thơng; Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng; Kỹ năng đặt mục tiêu; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.

1.3.3. Phƣơng pháp và hình thức tổ chức GDKNS cho HS THCS

1.3.3.1. Phương pháp GDKNS cho HS THCS

- Phương pháp động não: Là phƣơng pháp giúp cho ngƣời học trong một thời

gian ngắn nảy sinh đƣợc nhiều ý tƣởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Đây là một phƣơng pháp có ích để tìm ra một danh sách các thơng tin. Phƣơng pháp này có thể dùng cho cả câu hỏi có phần kết đóng và kết mở.

- Phương pháp nghiên cứu tình huống: Là tổ chức cho ngƣời học nghiên

cứu một câu chuyện, mơ tả một tình huống “thật” trong thực tiễn cuộc sống.

- Phương pháp trò chơi: Là cách thức tổ chức cho ngƣời học tiến hành một trò

chơi nào đó để tìm hiểu một vấn đề hoặc đƣợc bày tỏ thái độ hay hành vi, việc làm phù hợp trong một tình huống cụ thể.

20

- Phương pháp thảo luận nhóm: Thực chất của phƣơng pháp này là tổ chức

cho HS bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ về một chủ đề xác định.

- Phương pháp đóng vai: Là phƣơng pháp tổ chức cho ngƣời học thực hành,

"làm thử" một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phƣơng pháp nhằm giúp ngƣời học suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một cách ứng xử cụ thể mà họ quan sát đƣợc.[26]

1.3.3.2. Hình thức GDKNS cho HS THCS

a) Thơng qua hoạt động tích hợp vào các mơn văn hóa trong nhà trường

Một giờ học thông thƣờng với thời gian chỉ có 45 phút, do đó, để tích hợp đƣợc nội dung GDKNS vào bài giảng, đòi hỏi GV phải linh hoạt khéo léo điều khiển giờ dạy, tổ chức tích cực để có thể truyền tải và lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, thơng qua đó HS nhận thức đƣợc giá trị của cuộc sống, giá trị của bản thân, biết lắng nghe, chia sẻ với ngƣời khác, hình thành kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tƣ duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm...

Phƣơng pháp tích hợp GDKNS vào nội dung các môn học là con đƣờng dễ tiếp cận, thƣờng xuyên và hình thành KNS hiệu quả nhất.

b) Thơng qua các HĐGDNGLL, hoạt động trải nghiệm

Nội dung GDKNS thông qua HĐGDNGLL, hoạt động trải nghiệm đƣợc xác định theo mục tiêu GD của cấp THCS và có tính đến đặc điểm lứa tuổi của từng khối lớp, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội về nhân cách ngƣời học. Các hoạt động tập trung vào một số nội dung cơ bản sau đây: Hoạt động gắn liền với nội dung các môn học trong nhà trƣờng, hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ, nghệ thuật, các hoạt động xã hội - chính trị, lao động nghề nghiệp, các vấn đề về tình bạn, tình u, hơn nhân, gia đình, các vấn đề về giữ gìn phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, phịng chống các tệ nạn xã hội, các vấn đề về vai trò của HS, thanh thiếu niên trong xây dựng đất nƣớc ở thời kỳ CNH, HĐH, các vấn đề về hịa bình hữu nghị...

Ngồi ra, có thể GDKNS cho HS thơng qua những chủ đề HĐGDNGLL, các hình thức hoạt động trải nghiệm: Hoạt động GD tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, pháp

21

luật; Các hoạt động xã hội; Hoạt động tiếp cận khoa học; Hoạt động văn hóa nghệ thuật và thẩm mỹ; Hoạt động vui khỏe và giải trí; Hoạt động lao động cơng ích; Hoạt động câu lạc bộ; Tổ chức diễn đàn.

GDKNS cho HS THCS thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm là GV tổ chức các hoạt động đa dạng phong phú nhằm kích thích HS tham gia một cách tích cực, chủ động vào các quá trình hoạt động, thơng qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi cho ngƣời học theo hƣớng tích cực nhằm phát triển nhân cách HS một cách tồn diện, giúp các em có thể sống một cách an tồn, khoẻ mạnh, tích cực chủ động trong cuộc sống hàng ngày.

1.3.4. Kiểm tra đánh giá kết quả GDKNS cho HS THCS

Kiểm tra, đánh giá là yếu tố quan trọng trong quá trình tổ chức GDKNS, nhằm cung cấp thông tin phản hồi về các kĩ năng mà HS đạt đƣợc trong quá trình cũng nhƣ tại thời điểm kết thúc một giai đoạn theo quy định. Điều này góp phần khuyến khích và định hƣớng HS trong quá trình học tập, giúp GV và nhà trƣờng đánh giá kết quả GDKNS của HS, qua đó điều chỉnh việc GDKNS một cách hiệu quả cho HS THCS.

Việc đánh giá công tác GDKNS cho HS phải bám sát mục tiêu và nội dung, chƣơng trình, dựa trên yêu cầu cần đạt đối với các KNS cho HS THCS

Kiểm tra đánh giá kết quả GDKNS cho HS cần: Sử dụng phƣơng pháp đánh giá phù hợp mục tiêu GDKNS cho HS THCS; Đánh giá đảm bảo tính thƣờng xuyên, hệ thống và tồn diện, tính khách quan, chính xác kết quả học tập của HS.

Mục tiêu, yêu cầu của mỗi bài kiểm tra xác định mức độ hình thành các kĩ năng của HS. Lựa chọn và sử dụng các loại câu hỏi một cách hợp lý, tạo cơ hội cho HS tự đánh giá; Tạo cơ hội cho HS đánh giá lẫn nhau.

Kết hợp đa dạng các phƣơng pháp đánh giá: Đánh giá trong suốt q trình tổ chức cơng tác GDKNS; Thực hiện đánh giá theo năng lực.

Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh việc tham gia vào các hoạt động nhằm hình thành KNS của HS; Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh việc tổ chức các công tác GDKNS của HS.

22

1.3.5. Công tác phối hợp các lực lƣợng tham gia GDKNS

Để HS phát triển tồn diện, khơng phải chỉ có nhà trƣờng, gia đình mà cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba mơi trƣờng GD: nhà trƣờng-gia đình và xã hội. Trên thực tế, lâu nay, sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc GD HS khơng cịn chặt chẽ nhƣ trƣớc đây. Sự lỏng lẻo của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song do cả hai phía GV và CMHS. Việc CMHS chỉ gặp gỡ 1 hoặc 2 buổi họp phụ huynh HS, thậm chí khơng trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm (GVCN) của con mình, khơng phải hiếm. GV đến thăm nhà HS lại càng hiếm hơn, chỉ khi nào có HS bỏ học. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới việc GD đạo đức, GDKNS cho HS. Trƣớc thực tế, việc đẩy mạnh phối hợp giữa nhà trƣờng - gia đình và xã hội trong GD đạo đức, GDKNS cho HS là việc làm hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, các lực lƣợng giáo dục (LLGD) trong và ngoài nhà trƣờng cùng tham gia phối hợp trong việc tổ chức GDKNS gồm có Cơng đồn, Đồn-Đội, GVCN, giáo viên bộ môn (GVBM), Ban đại diện CMHS, một số tổ chức, đoàn thể ngoài xã hội nhƣ: Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Công an, Y tế,… Mỗi lực lƣợng này đều có thế mạnh riêng, việc phối hợp các LLGD trong và ngoài nhà trƣờng để tổ chức tốt cơng tác GDKNS chính là việc thực hiện tốt xã hội hóa GD trong mỗi nhà trƣờng. Vì vậy, cần có sự quản lý một cách hiệu quả sự phối hợp thực hiện của các lực lƣợng tham gia vào công tác GDKNS để tăng hiệu quả GDKNS.

Để tạo nên sức mạnh tổng thể trong công tác GD đạo đức cho HS nói chung và GD giá trị sống, KNS cho các em nói riêng, nhà trƣờng cần huy động các LLGD trong và ngoài nhà trƣờng tham gia vào quá trình GD nhƣ: Ban đại diện CMHS, chính quyền, các tổ chức đồn thể nơi HS cƣ trú, các cơ quan đồn thể trên địa bàn nhƣ Cơng an, Y tế… Có nhƣ vậy, nhân cách và lý tƣởng sống của các em đƣợc GD và rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi, đồng thời giúp các em củng cố, bổ sung và nâng cao thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện các tri thức đã đƣợc học trên lớp, mở rộng nhãn quan với thế giới xung quanh, biết vận dụng những tri thức đã học, để giải quyết các vấn đề do đời sống thực tiễn đặt ra.

23

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 29 - 34)