Công tác phối hợp các lực lƣợng tham gia GDKNS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 33 - 34)

8. Cấu trúc của đề tài

1.3.5. Công tác phối hợp các lực lƣợng tham gia GDKNS

Để HS phát triển toàn diện, không phải chỉ có nhà trƣờng, gia đình mà cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trƣờng GD: nhà trƣờng-gia đình và xã hội. Trên thực tế, lâu nay, sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc GD HS không còn chặt chẽ nhƣ trƣớc đây. Sự lỏng lẻo của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song do cả hai phía GV và CMHS. Việc CMHS chỉ gặp gỡ 1 hoặc 2 buổi họp phụ huynh HS, thậm chí không trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm (GVCN) của con mình, không phải hiếm. GV đến thăm nhà HS lại càng hiếm hơn, chỉ khi nào có HS bỏ học. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới việc GD đạo đức, GDKNS cho HS. Trƣớc thực tế, việc đẩy mạnh phối hợp giữa nhà trƣờng - gia đình và xã hội trong GD đạo đức, GDKNS cho HS là việc làm hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, các lực lƣợng giáo dục (LLGD) trong và ngoài nhà trƣờng cùng tham gia phối hợp trong việc tổ chức GDKNS gồm có Công đoàn, Đoàn-Đội, GVCN, giáo viên bộ môn (GVBM), Ban đại diện CMHS, một số tổ chức, đoàn thể ngoài xã hội nhƣ: Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Công an, Y tế,… Mỗi lực lƣợng này đều có thế mạnh riêng, việc phối hợp các LLGD trong và ngoài nhà trƣờng để tổ chức tốt công tác GDKNS chính là việc thực hiện tốt xã hội hóa GD trong mỗi nhà trƣờng. Vì vậy, cần có sự quản lý một cách hiệu quả sự phối hợp thực hiện của các lực lƣợng tham gia vào công tác GDKNS để tăng hiệu quả GDKNS.

Để tạo nên sức mạnh tổng thể trong công tác GD đạo đức cho HS nói chung và GD giá trị sống, KNS cho các em nói riêng, nhà trƣờng cần huy động các LLGD trong và ngoài nhà trƣờng tham gia vào quá trình GD nhƣ: Ban đại diện CMHS, chính quyền, các tổ chức đoàn thể nơi HS cƣ trú, các cơ quan đoàn thể trên địa bàn nhƣ Công an, Y tế… Có nhƣ vậy, nhân cách và lý tƣởng sống của các em đƣợc GD và rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi, đồng thời giúp các em củng cố, bổ sung và nâng cao thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện các tri thức đã đƣợc học trên lớp, mở rộng nhãn quan với thế giới xung quanh, biết vận dụng những tri thức đã học, để giải quyết các vấn đề do đời sống thực tiễn đặt ra.

23

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)