Chất lƣợng GD toàn diện HS THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 56)

(Số liệu từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2019 - 2020)

TT Năm học Tổng số HS Học lực (%) Hạnh kiểm (%) Giỏi Khá TB Yếu, Kém Tốt Khá TB Yếu 1 2017 - 2018 1688 14.4 32.1 48.9 4.6 76.3 19.4 4.2 0.1 2 2018 - 2019 1729 13.8 32.9 47.9 5.4 75.1 20.4 4.2 0.03 3 2019 - 2020 1752 11.8 33.3 49.1 5.8 74.5 21.5 4.0 0.0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng GD&ĐT huyện trong 3 năm học)

Theo số liệu thống kê chất lƣợng GD toàn diện HS THCS huyện Vĩnh Thạnh, có thể nhận thấy rằng, hàng năm tỷ lệ HS xếp loại học lực từ trung bình trở lên đạt khoảng 94% trở lên (trong đó tỉ lệ HS giỏi ln duy trì, ổn định qua các năm đạt khoảng trên 11% và tỷ lệ HS khá đạt khoảng 32%, tỷ lệ HS yếu kém có xu hƣớng giảm dần và chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ). Về xếp loại hạnh kiểm, tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm khá, tốt chiếm trên 95% (trong đó HS xếp loại hạnh kiểm tốt chiếm tỷ lệ cao trên 74%), tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm, yếu giảm dần và khá thấp. Đây là dấu hiệu tốt, là nền tảng, cơ sở vững chắc để thực hiện mục tiêu GDKNS cho HS.

Những năm qua, tỷ lệ HS đƣợc công nhận tốt nghiệp THCS toàn huyện đều đạt 100%. Chất lƣợng GD văn hóa và GD tồn diện đƣợc nâng lên. Trong thời gian tới, các trƣờng THCS tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lƣợng đại trà và GD mũi nhọn. Tiếp tục đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới phƣơng pháp kiểm tra đánh giá, thực hiện tích hợp trong GD. Chú trọng công tác GDKNS cho HS nhằm nâng cao chất lƣợng GD toàn diện.

46

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.3.1. Nhận thức về ý nghĩa của công tác GDKNS cho HS

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về tầm quan trọng KNS, vai trò GDKNS của HS, tôi đã tiến hành khảo sát 110 HS (N = 110) ở 05 trƣờng THCS huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Kết quả khảo sát nhƣ sau:

Bảng 2.4: Nhận thức của HS về vai trị cơng tác GDKNS

TT Mức độ nhận thức Ý kiến đánh giá (N = 110) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Rất cần thiết 103 93.6 2 Cần thiết 5 4.6 3 Ít cần thiết 2 1,8 4 Không cần thiết 0 0

Qua khảo sát thể hiện kết quả ở bảng 2.4 cho ta thấy, hầu hết HS (93,6%) nhận thức đƣợc sự rất cần thiết của việc GDKNS. Điều này khẳng định các em đã nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của KNS đối với bản thân. Nhất là trong xã hội ngày nay, các em đang phải đƣơng đầu với rất nhiều nguy cơ, cám dỗ không lành mạnh của xã hội hiện đại, nhƣng lại khơng có hoặc thiếu những kỹ năng để ứng phó với khó khăn và lựa chọn cách sống lành mạnh, tích cực cho bản thân và xã hội. Vì vậy, các em cần đƣợc trang bị KNS là yêu cầu đầu tiên và hết sức cần thiết. Do đó, các nhà quản lý GD cần đặc biệt quan tâm tới công tác GDKNS cho HS một cách thiết thực, nhằm giúp HS có khả năng làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trƣớc những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Hình thành cho HS những hành vi, thói quen, cách ứng xử lành mạnh, mang tính xây dựng. Mở ra cơ hội, hƣớng suy nghĩ tích cực, tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn.

Bên cạnh, với việc khảo sát nhận thức của HS về KNS, vai trò của việc GDKNS, tôi đã tiến hành khảo sát về những KNS cần GD cho HS THCS. Kết quả thu đƣợc ở bảng 2.5.

47

Bảng 2.5: Nhận thức của CBQL, GV và HS về những KNS cần GD

(RCT- rất cần thiết; CT- cần thiết; ICT- ít cần thiết; KCT- khơng cần thiết)

TT Các kỹ năng CBQL,GV (N = 80) – Tỷ lệ % HS (N = 110) – Tỷ lệ % RCT CT ICT KCT RCT CT ICT KCT

1 Kỹ năng giao tiếp 97,5 2,5 0,0 0,0 93,7 4,5 1,8 0,0

2 Kỹ năng tự nhận thức 22,4 66,3 11,3 0,0 31,8 49,1 10,9 8,2

3 Kỹ năng xác định giá trị 15,0 50,0 35,0 0,0 14,5 46,4 36,4 2,7

4 Kỹ năng giải quyết vấn đề 68,7 28,8 2,5 0,0 10,8 68,2 15,5 5,5

5 Kỹ năng hợp tác 92,5 7,5 0,0 0,0 84,5 10,0 5,5 0,0 6 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông 40,0 52,5 7,5 0,0 23,6 42,7 27,3 6,4 7 Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng 20,0 62,5 17,5 0,0 19,1 56,4 21,8 2,7 8 Kỹ năng đặt mục tiêu 18,7 77,5 3,8 0,0 20,9 50,0 29,1 0,0

9 Kỹ năng quản lý thời gian 80,0 10,0 10,0 0,0 75,5 13,6 10,9 0,0

10 Kỹ năng giải quyết mâu

thuẫn 90,0 10,0 0,0 0,0 23,6 41,3 36,1 0,0

Từ kết quả khảo sát (ở bảng 2.5) cho thấy, tất cả 10 KNS đƣợc nêu ra đều đƣợc CBQL, GV và HS đánh giá rất cần thiết, cần thiết trên 65%. Điều này chứng tỏ việc GDKNS cho HS THCS là rất cần thiết. Nhóm kỹ năng đƣợc cho là rất cần thiết, với tỉ lệ rất cao trên 80% số phiếu là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng quản lý thời gian. Qua đó, ta thấy rằng nhóm kỹ năng này đóng vai trị rất quan trọng đối với HS THCS. Tuy nhiên, nhiều kỹ năng cũng rất cần thiết, nhƣng do nhận thức của HS chƣa đầy đủ, nên có sự đánh giá chƣa cao một số kỹ năng khác... Điều đó cho thấy, HS cịn có thái độ chƣa đúng đắn, dựa dẫm vào bạn bè, thiếu tự chủ, chƣa có ý thức cao trong việc xác định giá trị cho bản thân, mặt khác HS chƣa thấy đƣợc sự cần thiết phải tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của ngƣời khác, chƣa quan tâm đến kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn… để đạt hiệu quả cao trong cơng việc. Đó cũng là nguyên

48

nhân của tình trạng HS bị căng thẳng, bạo lực học đƣờng, trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực... vẫn có xu hƣớng gia tăng, trong lúc nhà trƣờng, gia đình và xã hội cịn chƣa quan tâm đúng mức.

Để có cái nhìn khách quan hơn về mức độ hiểu biết của HS đối với các KNS nêu trên, cần có sự so sánh tƣơng quan giữa đánh giá của HS với đánh giá của CBQL, GV về cơ bản ý kiến của HS và CBQL, GV gần nhƣ có sự tƣơng đồng về các KNS cần GD cho HS. Tuy nhiên, ở một số kỹ năng nhận thức của GV thì rất cần thiết nhƣng HS lại ghi nhận ở mức độ thấp hơn. Điều đó cho thấy, vẫn có sự lệch pha nhất định trong nhận thức của GV và HS về KNS cần đƣợc giải quyết.

Vì vậy, nhà quản lý GD cần quan tâm đến việc GD các KNS trên cho HS và đặc biệt chú ý đến tầm quan trọng của từng kỹ năng. Từ đó, cần có kế hoạch và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả GDKNS cho HS THCS một cách tồn diện.

2.3.2. Thực trạng cơng tác GDKNS cho HS các trƣờng THCS huyện Vĩnh Thạnh

Để đánh giá thực trạng, tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của 80 CBQL, GV và 110 HS các trƣờng THCS huyện Vĩnh Thạnh, về mức độ thực hiện của GV đối với nội dung GDKNS, kết quả thu đƣợc nhƣ sau (bảng 2.6):

Bảng 2.6: Đánh giá mức độ thực hiện của GV đối với nội dung GDKNS

(Rất thƣờng xuyên: RTX; Thƣờng xuyên: TX; Ít thƣờng xuyên: ITX; Chƣa thực hiện: CTH) TT Nội dung GDKNS Đánh giá của CBQL, GV (N = 80) Đánh giá của HS (N = 110) Mức độ thực hiện (%) Mức độ thực hiện (%) RTX TX ITX CTH RTX TX ITX CTH

1 Kỹ năng giao tiếp 80,0 13,7 3,8 2,5 32,8 49,1 14,5 3,6 2 Kỹ năng tự nhận thức 31,2 29,7 27,8 11,3 19,1 26,4 41,8 12,7 3 Kỹ năng xác định giá trị 21,3 30,0 36,2 12,5 14,5 27,3 46,4 11,8 4 Kỹ năng giải quyết vấn đề 26,2 22,5 40,0 11,3 11,8 33,6 37,3 17,3 5 Kỹ năng hợp tác 76,2 12,5 10,0 1,3 34,5 50,9 13,6 0,9 6 Kỹ năng thể hiện sự cảm

49 TT Nội dung GDKNS Đánh giá của CBQL, GV (N = 80) Đánh giá của HS (N = 110) Mức độ thực hiện (%) Mức độ thực hiện (%) RTX TX ITX CTH RTX TX ITX CTH 7 Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng 20,0 27,5 42,5 10,0 18,2 33,6 35,5 12,7 8 Kỹ năng đặt mục tiêu 31,2 16,3 36,2 16,3 20,9 24,5 29,1 25,5 9 Kỹ năng quản lý thời gian 46,3 40,0 11,3 2,5 28,2 13,6 30,0 28,2 10 Kỹ năng giải quyết mâu

thuẫn 31,2 57,5 7,5 3,8 25,5 54,5 15,5 5,5

Với kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp ở bảng 2.6, cho thấy theo đánh giá của CBQL, GV và HS, tất cả các KNS nêu trên đều đƣợc thực hiện trong quá trình giảng dạy và trong các hoạt động GD của GV. Tuy nhiên, mức độ thực hiện của GV đối với các nội dung KNS có khác nhau. Trong 10 kỹ năng thì có 03 kỹ năng đƣợc CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện từ “thƣờng xuyên - rất thƣờng xuyên” đó là: kỹ năng giao tiếp (93,7%), kỹ năng hợp tác (88,7%), kỹ năng giải quyết mâu thuẫn (88,7%). Ngƣợc lại, một số kỹ năng khác chỉ đƣợc đánh giá thực hiện ở mức độ thấp “ít thƣờng xuyên - chƣa thực hiện”, cụ thể nhƣ: kỹ năng tự nhận thức (39,1%), kỹ năng xác định giá trị (48,7%), kỹ năng giải quyết vấn đề (51,3%), kỹ năng thể hiện sự cảm thơng (45,1%), kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng (52,5%), kỹ năng đặt mục tiêu (52,5%).

Để đánh giá khách quan, về mức độ thực hiện của GV đối với nội dung GDKNS, tôi đã tiến hành so sánh sự tƣơng quan giữa đánh giá của CBQL, GV và HS. Từ số liệu thống kê ở bảng 2.6, cho thấy rằng ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HS mặc dù có sự chênh lệch cao về tỷ lệ (đánh giá của HS về mức độ chƣa thực hiện đối với một số KNS có cao hơn đánh giá của CBQL, GV) nhƣng nhìn chung, có sự thống nhất cao trong cách đánh giá, nhận diện vấn đề. Phân tích các số liệu thống kê, có thể rút ra nhận xét: Trong nội dung GDKNS cho HS, GV đã thực hiện đạt khoảng tỷ lệ 80% “rất thƣờng xuyên-thƣờng xuyên” đối với các kỹ năng nhƣ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Điều này chứng tỏ,

50

trong quá trình GDKNS cho HS, GV đã có sự chú trọng và quan tâm đúng mức đối với các kỹ năng này. Song bên cạnh đó, số liệu thống kê cũng cho thấy, có một số kỹ năng GV chƣa thực sự quan tâm. Có nhiều kỹ năng này chỉ đƣợc đánh giá thực hiện ở mức độ “ít thƣờng xun” thậm chí cịn có ý kiến cho rằng “chƣa thực hiện” chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này phù hợp với việc khảo sát đánh giá mức độ hiểu biết của HS về các KNS (bảng 2.6), các em cho rằng hầu hết KNS của bản thân chỉ ở mức độ “trung bình” và “trung bình - yếu” và có những kỹ năng xếp vào mức “yếu”. Từ thực tế này, đội ngũ thực hiện công tác GDKNS cần quan tâm hơn nữa đến việc GDKNS cho HS, nhất là các kỹ năng của HS còn “thiếu” và “yếu”.

Điều này cũng đánh giá đúng thực trạng công tác GDKNS cho HS các trƣờng THCS huyện Vĩnh Thạnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập cần phải khắc phục. Các trƣờng THCS cần phải quan tâm, làm tốt hơn nữa cơng tác GDKNS cho HS để góp phần thực hiện mục tiêu GD, phát triển tồn diện phẩm chất và năng lực HS. Do đó, yêu cầu cấp thiết nhất là phải tăng cƣờng GDKNS cho các em, nhất là lứa tuổi HS THCS.

* Nguyên nhân của sự thiếu hiểu biết về các KNS của HS

Từ kết quả phân tích ở trên cho thấy, hiện nay HS vẫn cịn “thiếu” và “yếu” về KNS. Để có những lý luận xác thực tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, tôi đã tiến hành khảo sát 80 CBQL, chuyên gia, GV và 110 HS của 5 trƣờng THCS huyện Vĩnh Thạnh. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.7: Khảo sát nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc thiếu KNS của HS

(Rất ảnh hƣởng: RAH; Ảnh hƣởng: AH; Ít ảnh hƣởng : IAH; Khơng ảnh hƣởng: KAH)

TT Nguyên nhân

Đánh giá CBQL,GV (N=80) Đánh giá HS (N=110)

Mức độ ảnh hƣởng (%) Mức độ ảnh hƣởng (%)

RAH AH IAH KAH RAH AH IAH KAH

1 Gia đình chƣa chú trọng đến việc

GDKNS cho con em 92,5 7,5 0,0 0,0 90,0 7,3 2,7 0,0 2 Thời gian dành cho việc học văn

51

TT Nguyên nhân

Đánh giá CBQL,GV (N=80) Đánh giá HS (N=110)

Mức độ ảnh hƣởng (%) Mức độ ảnh hƣởng (%)

RAH AH IAH KAH RAH AH IAH KAH

3 Chƣa nhận thức đƣợc sự cần thiết

của việc học KNS 52,5 40,0 7,5 0,0 50,9 47,3 1,8 0,0 4 Ít có điều kiện thực hành, giao

tiếp, trải nghiệm trong cuộc sống 82,4 16,3 1,3 0,0 82,7 17,3 0,0 0,0 5 Nhà trƣờng chƣa quan tâm

GDKNS cho HS 50,0 48,7 1,3 0,0 54,6 44,5 0,9 0,0 6 Những biến đổi về tâm sinh lý lứa

tuổi 33,8 57,4 8,8 0,0 32,7 59,1 8,2 0,0

7 Nội dung GDKNS chƣa thiết thực 51,2 48,8 0,0 0,0 23,6 56,4 19,1 0,9 8 Hình thức tổ chức công tác

GDKNS chƣa phong phú 32,4 63,8 3,8 0,0 59,2 35,4 4,5 0,9 9 Chƣa có sự phối hợp đồng bộ

giữa các LLGD 45,0 27,5 27,5 0,0 35,4 37,3 27,3 0,0 10 KNS vẫn còn là vấn đề mới mẻ,

hiểu biết của HS về các nội dung của KNS chƣa nhiều

57,5 42,5 0,0 0,0 67,3 32,7 0,0 0,0

Từ kết quả khảo sát thực trạng ở bảng 2.7 cho thấy, những nguyên nhân dẫn đến việc HS thiếu kiến thức, HS thiếu KNS các trƣờng THCS, ở những mức độ ảnh hƣởng giữa các nguyên nhân có sự khác nhau.

Qua nhận xét, đánh giá giữa CBQL, GV và HS về cơ bản đều có sự tƣơng đồng, cả CBQL, GV và HS đều nhận định 9/10 nguyên nhân rất ảnh hƣởng và ảnh hƣởng (chiếm tỷ lệ tƣơng đồng 80% trở lên), các yếụ tố ảnh hƣởng rất nhiều đến việc thiếu KNS trong HS lứa tuổi THCS. Trong đó, các nguyên nhân đã nêu trên, đáng chú ý nhất là nguyên nhân: Gia đình chƣa chú trọng đến việc GDKNS cho con em đƣợc nhận xét đánh giá rất cần thiết (CBQL, GV chiếm đến 92,5% và HS là 90,0%). Thực tế cho thấy, cuộc sống hiện đại làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình xa cách hơn, cha mẹ chỉ chú tâm đến phát triển kinh tế, ít dành nhiều thời gian để quan tâm, gần gũi đối với con cái. Gia đình chƣa chú trọng

52

nghiệm trong cuộc sống đƣợc nhận xét cũng rất cần thiết (CBQL, GV chiếm đến 82,4% và HS là 82,7%). Điều này khá phù hợp với thực tế vì ở huyện Vĩnh Thạnh đa số HS là con em của nhà nông, ở các xã phát triển kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn. So với các bạn HS cùng trang lứa ở thành phố, các em bị thiệt thòi nhiều hơn về điều kiện thực hành, giao tiếp, trải nghiệm trong cuộc sống. Phần lớn thời gian các em học văn hóa ở trƣờng, thời gian còn lại ở nhà, các em phải phụ giúp công việc nhà cho bố mẹ. Hơn nữa, những năm gần đây, tình trạng giảm dân số cơ học ở nơng thơn diễn ra nhanh chóng, dẫn đến các trƣờng THCS đều tuyển sinh không đủ chỉ tiêu. Vì vậy, chất lƣợng tuyển sinh đầu vào ngày càng thấp, dẫn đến cịn một bộ phận khơng nhỏ HS có học lực yếu, khả năng nhận thức, tiếp thu kiển thức cịn chậm, việc các em ít đƣợc tham gia các hoạt động xã hội, các câu lạc bộ kỹ năng, các hoạt động mang tính chất cộng đồng trải nghiệm KNS cũng là nguyên nhân làm cho KNS của HS bị hạn chế. Một nguyên nhân khác cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến việc GD và phát triển KNS cho HS. Đó là các nhà trƣờng chƣa quan tâm sâu sắc đến GDKNS cho HS, việc GDKNS cho HS cịn rất hạn chế, vẫn cịn tình trạng xem nhẹ KNS, chỉ chú trọng, dành nhiều thời gian dành cho việc học văn hóa quá nhiều đƣợc thể hiện qua ý kiến, nhận xét rất ảnh hƣởng (CBQL, GV chiếm đến 77,5% và HS là 72,7%). Điều này đƣợc nhận định, khối lƣợng bài vở thầy cô giao cho và việc học thêm quá mức nên đã chiếm hết thời gian, kể cả thời gian nghỉ ngơi của các em. Do đó, các em ít có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội, các câu lạc bộ thể thao, văn nghệ, các hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 56)