8. Cấu trúc của đề tài
2.2. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.2.1. Tình hình kinh tế, xã hội huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định
Vĩnh Thạnh là một huyện miền núi, có nhiều dân tộc cùng chung sống, diện
tích tự nhiên của Vĩnh Thạnh là 700,8 km², địa hình đa dạng và phức tạp, không
bằng phẳng, chủ yếu là đồi núi, độ cao trung bình từ 500 - 600m, có nhiều sơng, suối chia cắt nên giao thơng đi lại khó khăn. Vĩnh Thạnh nằm phía Tây Bắc của tỉnh
Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 80 km. Phía Bắc giáp huyện An Lão, phía Đơng giáp huyện Phù Cát, phía Nam giáp huyện Tây Sơn và phía Tây giáp thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai). Dân số của Vĩnh Thạnh khoảng là 58.630 ngƣời, trong đó nữ 30.250 ngƣời. Mật độ dân số 68 ngƣời/km². Vĩnh Thạnh là địa bàn hội tụ 12 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đơng nhất là dân tộc Kinh với 71.88% ngƣời, dân tộc thiểu số 28,12% dân số toàn huyện. Đa số dân cƣ đều là lao động nông nghiệp trồng lúa nƣớc và tiểu thủ công nghiệp, thu nhập bình quân đầu ngƣời của huyện Vĩnh Thạnh thấp hơn toàn tỉnh, nên Vĩnh Thạnh đƣợc đánh giá một trong số 63 huyện nghèo của cả nƣớc.
Vĩnh Thạnh vốn thuộc Tây Sơn thƣợng đạo, căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra cuối thế kỷ thứ 18 của 3 anh em nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Đây cũng là căn cứ của cuộc khởi nghĩa Mai Xuân
40
Thƣởng (1885-1887). Trong kháng chiến chống Pháp, Vĩnh Thạnh vừa là tiền tuyến của quân dân tỉnh Bình Định, vừa là hậu phƣơng tại chỗ của quân dân vùng địch hậu đông nam tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Trong kháng chiến chống Mỹ, nơi đây đã nổ ra cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh (ngày 06-02-1959) - cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên của phong trào Đồng khởi của quân khu 5. Đây là căn cứ địa của tỉnh Bình Định suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng (1954 - 1975). Nơi đây đã diễn ra những trận đọ sức quyết liệt của quân dân Bình Định với một số đơn vị thiện chiến của đội quân viễn chinh xâm lƣợc Mỹ và chƣ hầu.
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Thạnh, tiếp tục duy trì tốc độ phát triển trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại, dịch vụ. Thu ngân sách đạt kế hoạch đề ra. Các hoạt động văn hố thơng tin, thể dục thể thao, y tế, GD&ĐT đƣợc tăng cƣờng; an sinh xã hội đƣợc đảm bảo. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.
Nét nổi bật trong năm 2020, mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của dịch bệnh và điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, song dƣới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự điều hành của UBND huyện, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh tiếp tục phát triển ổn định, kinh tế tiếp tục tăng trƣởng khá, tổng giá trị sản xuất tăng 11,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng ngành nơng - lâm - thủy sản chiếm 46,99%, thƣơng mại - dịch vụ chiếm 41,81%, giá trị sản xuất cơng nghiệp - TTCN tăng 19,6%, bình qn thu nhập đầu ngƣời đạt trên 30,2 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 31,34%. Sản xuất nơng nghiệp tiếp tục có bƣớc phát triển khá với tổng diện tích cây lúa thực hiện 2.311 ha, sản lƣợng đạt 13.373 tấn. Công tác trồng rừng, chăm sóc, giao khốn quản lý bảo vệ rừng tiếp tục đƣợc duy trì, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 74,88%. Sản lƣợng thủy sản ƣớc thực hiện 845 tấn, tăng 2,4% so với năm trƣớc.
Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đƣợc các ngành, các địa phƣơng tích cực triển khai. Công tác chuẩn bị trồng rừng đƣợc triển khai theo kế hoạch. Công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng
41
đƣợc chú trọng. Công tác tuần tra, kiểm soát ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, phá rừng làm nƣơng rẫy đƣợc tăng cƣờng.
Trên lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản, huyện đã tập chỉ đạo tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, đẩy nhanh tiến độ sửa chữa, nâng cấp các cơng trình bị hƣ hỏng, xuống cấp và đầu tƣ xây dựng các cơng trình chuyển tiếp; chủ động làm việc với các sở, ngành của tỉnh về công tác chuẩn bị triển khai các dự án mới trọng tâm, trọng điểm. Hiện nay, một số cơng trình chuyển tiếp đã đƣợc nghiệm thu, bàn giao đƣa vào sử dụng, các cơng trình xây dựng mới đang tiến hành lựa chọn nhà thầu và triển khai thi công. Tổng nguồn vốn đầu tƣ phát triển đã tiếp nhận trên 173,7 tỷ đồng, ƣớc giải ngân 169,4 tỷ đồng đạt 97,5% kế hoạch.
Các xã thụ hƣởng Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nơng thơn mới giai đoạn 2010 - 2020 chủ động triển khai thực hiện các tiêu chí có khả năng hồn thành và giữ vững các tiêu chí đã đạt đƣợc. Tổng kế hoạch vốn hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất đã thực hiện 40.220 triệu đồng. Đến nay, xã Vĩnh Quang cơ bản đạt 15 tiêu chí, xã Vĩnh Thịnh đạt 12 tiêu chí, xã Vĩnh Hảo đạt 13 tiêu chí, xã Vĩnh Hiệp đạt 14 tiêu chí, xã Vĩnh Thuận đạt 10 tiêu chí, xã Vĩnh Hịa đạt 9 tiêu chí, xã Vĩnh Sơn đạt 7 tiêu chí, xã Vĩnh Kim đạt 6 tiêu chí.[15]