CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 88)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

3.2.1. Bảo đảm tính mục tiêu

Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu, tức là các biện pháp quản lý khi đƣợc đề xuất phải hƣớng tới việc tổ chức đƣợc hiệu quả các hoạt động GD theo đúng qui định của chƣơng trình, đúng với yêu cầu đổi mới GD, qua đó giúp HS phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng vận dụng các kỹ năng vào cuộc sống của mỗi HS, góp phần nâng cao chất lƣợng GD của các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.

Đảm bảo thống nhất mục tiêu: Điều 2, Luật giáo dục 2019 quy định “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con ngƣời Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn

78

hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nƣớc, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”. [1]

3.2.2. Bảo đảm tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề ra phải phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của địa phƣơng, phù hợp với môi trƣờng GD, điều kiện GD, chủ thể cũng nhƣ khách thể GD các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Mặt khác, các biện pháp này phải đảm bảo khắc phục đƣợc những tồn tại, hạn chế, yếu kém nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác GDKNS.

Trong quá trình thực hiện các mục tiêu chung của GD, mỗi nhà trƣờng đều có các điều kiện khác nhau về CSVC, đội ngũ, đặc điểm văn hóa, kinh tế, xã hội của địa phƣơng, về năng lực quản lý, điều hành. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả, phải xem xét cụ thể thực tiễn của mỗi nhà trƣờng, mỗi địa phƣơng, để làm căn cứ cho việc xây dựng các biện pháp phù hợp.

3.2.3. Bảo đảm tính hệ thống

Trong nguyên tắc này, biện pháp tác động vào các khâu, các yếu tố của quá trình quản lý, quá trình GDKNS, bao gồm nhận thức, chỉ đạo hoạt động, tác động vào các chủ thể phải đƣợc diễn ra một cách đồng bộ và có hệ thống.

HS là chủ thể nhận thức, chủ thể các hoạt động GD trong nhà trƣờng, vì vậy công tác GDKNS của nhà trƣờng phải đảm bảo thu hút đƣợc tất cả HS tham gia. Để đảm bảo các hoạt động này đem lại kết quả cao, GVCN, GVBM, tổ chức Đoàn-Đội, ban đại diện CMHS, các đoàn thể chính trị, xã hội khác là lực lƣợng quan trọng không thể thiếu cần đƣợc phối kết hợp có hiệu quả trong quá trình GDKNS cho HS trong nhà trƣờng. Trong việc tổ chức các công tác GDKNS thì HS đóng vai trò chủ thể hoạt động, GV là ngƣời định hƣớng, giải quyết và kết luận các vấn đề, còn các lực lƣợng khác đóng vai trò hỗ trợ các hoạt động, có nhƣ vậy công tác GDKNS mới đi vào chiều sâu và bền vững.

79

3.2.4. Bảo đảm tính khả thi

Bên cạnh việc phải đảm bảo tính mục tiêu, tính thực tiễn và tính hệ thống, thì các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính khả thi nếu không, tất cả các biện pháp quản lý công tác GDKNS cho HS đề xuất không thể thực hiện đƣợc và theo đó các biện pháp đề xuất sẽ không có giá trị và ý nghĩa trong thực tế quản lý.

Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp quản lý công tác GDKNS đòi hỏi các biện pháp phải bám sát căn cứ lý luận và thực tiễn đã phân tích, phù hợp với điều kiện hiện có của các trƣờng THCS, phù hợp với năng lực của CBQL, năng lực thực hiện của đội ngũ GV các trƣờng THCS huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, cùng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của ngành GD cấp trên, sự đồng thuận của nhân dân, sự ủng hộ đông đảo của CMHS và cộng đồng.

3.3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.3.1. Nâng cao nhận thức, bồi dƣỡng năng lực cho đội ngũ thực hiện công tác GDKNS GDKNS

3.3.1.1. Mục tiêu

Yếu tố chính quyết định sự thành công hay thất bại của bất cứ công việc, hoạt động nào đó là nhận thức. Bởi vì, nếu có nhận thúc rõ ràng, đầy đủ và đúng đắn thì mọi ngƣời mới tham gia hoạt động một cách tự giác. Do đó, việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ đóng một vai trò hết sức quan trọng, có tác dụng tích cực đến việc rèn luyện KNS cho HS THCS nhằm góp phần quyết định vào công tác GD toàn diện trong nhà trƣờng.

Giúp các nhà quản lý, GV, CMHS và các LLGD khác có những hiểu biết sâu sắc về công tác GDKNS (bao gồm hiểu biết về tầm quan trọng, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động...)

Nâng cao trách nhiệm của CBQL, GV, CMHS và các LLGD khác, tạo mối quan hệ giữa các lực lƣợng để họ hợp tác với nhau trong việc tổ chức các công tác GDKNScho HS đạt đƣợc các mục tiêu mong đợi.

80

3.3.1.2. Nội dung

Nâng cao nhận thức thực hiện đúng, đầy đủ theo mọi chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, các quy chế chỉ đạo của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT về mục tiêu GDKNS, trong đó chú trọng đến GD kỹ năng theo định hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.

Phải nắm bắt mọi chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng và các văn bản chỉ đạo của tổ chức Đoàn, Đội để có định hƣớng hoạt động xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức phong phú, đa dạng thiết thực nhằm góp phần GDKNS cho HS.

Hiệu trƣởng cần giúp cho GV nhận thức đƣợc vai trò của mình trong GDKNS cho HS, giúp họ nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác GDKNS, đồng thời phải biết tự trau dồi cho bản thân về các kỹ năng tổ chức GD có hiệu quả.

Tác động vào đối tƣợng CMHS để họ hiểu rằng việc GDKNS cho HS không chỉ là trách nhiệm của nhà trƣờng, của thầy cô mà gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc GD cho các em sau này. GDKNS trong nhà trƣờng sẽ không đạt hiệu quả cao nếu không nhận đƣợc sự phối hợp, hỗ trợ, sự cộng hƣởng về tinh thần trách nhiệm GD của gia đình, trƣớc hết các bậc CMHS phải phối hợp với nhà trƣờng trong việc hình thành cho con em mình những kĩ năng cần thiết.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện

Để thực hiện tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS về công tác GDKNS ở trƣờng THCS. Hiệu trƣởng cần thực hiện tốt những công việc sau:

Xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về lý thuyết công tác GDKNS cho HS THCS bao gồm: Khái niệm, mục đích ý nghĩa, nội dung, hình thức và phƣơng pháp tổ chức, điều kiện triển khai, các LLGD tham gia và trách nhiệm của từng bên; yêu cầu đổi mới GD, qui định về việc tổ chức công tác GDKNS trong trƣờng THCS.

Thông qua các buổi chào cờ, họp hội đồng sƣ phạm, họp Hội đồng trƣờng, họp CMHS đầu năm hoặc các buổi họp thƣờng kỳ, các hoạt động ngoại khóa... triển khai học tập, quán triệt đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về GD, các văn bản, quy chế, quy định của ngành về công tác GDKNS

81

trong trƣờng THCS để GV và CMHS hiểu rõ mục đích ý nghĩa, nội dung, hình thức và phƣơng pháp tổ chức, điều kiện triển khai các công tác GDKNS.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn, GV đƣa nội dung công tác GDKNS vào sinh hoạt chuyên đề chuyên môn hàng tháng. Giao nhiệm vụ cho các khối lớp xây dựng kế hoạch HĐNGLL, có thể cho từng lớp hoặc cho cả khối. Thông qua các hoạt động đó, tổ trƣởng chuyên môn chỉ đạo các GV trong tổ đánh giá ƣu điểm của từng hoạt động và nội dung cần rút kinh nghiệm để GV căn cứ vào đó làm tốt các công tác GDKNS trong những giờ dạy hoặc các HĐNGLL tiếp theo.

Cung cấp tài liệu về công tác GDKNS cho GV và các lực lƣợng khác thông qua xây dựng tủ sách dùng chung đặt tại văn phòng nhà trƣờng để GV tham khảo hoặc tờ rơi, pa-nô tuyên truyền trong trƣờng và cộng đồng.

Tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác GDKNS, thực trạng, biện pháp triển khai công tác GDKNS cho HS có sự tham gia của CBQL, GV, CMHS, đại diện các LLGD, các nhà khoa học... để giúp GV và các LLGD có cơ hội trao đổi, chia sẻ nâng cao nhận thức và kinh nghiệm tổ chức công tác GDKNS cho HS THCS.

Khuyến khích CBQL, GV tích cực nghiên cứu khoa học, đăng ký viết sáng kiến, chuyên đề… về công tác GDKNS trong trƣờng THCS. Trao đổi kinh nghiệm về tổ chức công tác GDKNS thông qua các môn học với các trƣờng triển khai thành công mô hình “trường học mới”. Các trƣờng THCS trên địa bàn huyện triển khai thành công dạy học Mỹ thuật theo phƣơng pháp Đan Mạch. Phối hợp, tổ chức các tiết dạy minh họa trong đó có đƣa ví dụ cụ thể về các kĩ năng cần hình thành cho HS. Qua đó giúp GV có nhiều kinh nghiệm tổ chức công tác GDKNS cho HS ở các trƣờng THCS đƣợc tốt hơn.

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền với HS có thể qua các hoạt động cụ thể, từ đó GV chỉ cho HS thấy mục đích ý nghĩa của công tác GDKNS có thể giúp các em phát triển năng lực nhƣ thế nào.

Có thể tổ chức cho CMHS xem các băng đĩa ghi lại các tiết dạy có công tác GDKNS hay HĐNGLL, trong đó HS đƣợc tham gia công tác GDKNS để họ hình dung ra các hoạt động học tập, GD của con mình diễn ra ở trƣờng, từ đó xây dựng

82

niềm tin với phụ huynh, cũng nhƣ huy động đƣợc sự phối hợp của CMHS trong tổ chức các hoạt động theo hình thức tổ chức GDKNS cho HS đƣợc tốt hơn.

Phối hợp việc tổ chức công tác GDKNS thông qua môn học, thông qua các hoạt động trải nghiệm, nêu rõ cách thức thực hiện, nhu cầu hỗ trợ tổ chức hoạt động trải nghiệm để chính quyền nắm đƣợc từ đó có kế hoạch hỗ trợ nhà trƣờng.

3.3.1.4. Điều kiện thực hiện

Hiệu trƣởng phải hiểu rõ về công tác GDKNS, văn bản chỉ đạo về công tác GDKNS, giải thích cho GV và các LLGD khác về những vấn đề liên quan đến công tác GDKNS.

Tham mƣu ngành GD cấp trên, xây dựng kế hoạch, tổ chức các buổi họp, hội thảo khoa học về chủ đề công tác GDKNS cho HS THCS trong toàn huyện.

Nắm bắt đƣợc thực trạng nhận thức của GV và các lực lƣợng tham gia để lựa chọn đƣợc nội dung triển khai phù hợp và truyền đạt dễ hiểu.

3.3.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý công tác GDKNS cho phù hợp đặc điểm HS, hoàn cảnh và điều kiện thực tế điểm HS, hoàn cảnh và điều kiện thực tế

3.3.2.1. Mục tiêu

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đóng vai trò rất quan trọng quyết định hiệu quả công việc. Nếu không xây dựng kế hoạch thì khi thực hiện rất dễ rơi vào tính tùy tiện. Vì vậy, CBQL phải biết cách xây dựng kế hoạch công tác GDKNS một cách cụ thể, khoa học, kế hoạch mang tính chiến lƣợc, kế hoạch cho từng năm, từng học kì, từng tháng, từng tuần.

Kế hoạch hoạt động chi tiết sẽ giúp cho các bộ phận chủ động trong công việc, tạo sự đồng bộ và phối hợp nhịp nhàng. Kế hoạch hóa giúp hiệu trƣởng hoạch định đƣợc mục tiêu chiến lƣợc, mục tiêu cụ thể, yêu cầu cần đạt đƣợc, xây dựng biện pháp phù hợp, dự kiến đƣợc các nguồn lực tham gia và dự kiến đƣợc các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch.

3.3.2.2. Nội dung

Việc lập kế hoạch là khâu rất quan trọng trong các chức năng quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn chƣơng trình hành động trong tƣơng lai của nhà quản

83

lý. Khi còn học tập ở nhà trƣờng là lúc HS cần đƣợc các thầy cô giáo, các chuyên gia tâm lý dạy về KNS để giúp HS biết nhận diện, gỡ rối, hình thành các năng lực, biết phân tích đúng sai. Vì vậy, hiệu trƣởng nhà trƣờng cần chú trọng đầu tƣ sức lực, trí tuệ cho khâu lập kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, vị trí công việc hợp lý cho các thành viên.

Thống nhất chỉ đạo các lực lƣợng tham gia công tác GDKNS, lập kế hoạch cụ thể và lựa chọn những nội dung trọng tâm, cốt lõi phù hợp đối tƣợng theo từng học kỳ, năm học.

Để kế hoạch GDKNS có hiệu quả, hiệu trƣởng các trƣờng THCS trƣớc hết cần xây dựng kế hoạch tổng thể đối với công tác GDKNS; sau đó triển khai chi tiết đến toàn thể CBVC và các lực lƣợng tham gia công tác GDKNS: GVCN, GVBM (tích hợp GDKNS vào các giờ học), Đoàn-Đội (GDKNS thông qua hoạt động Đoàn- Đội). Khi xây dựng kế hoạch, nhà quản lý cần chú ý đến các yếu tố sau: mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch; nội dung công việc gắn liền với hoạt động dạy học, hoạt động GD; công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện; tiến độ, nhân sự, kế hoạch công tác GDKNS phải gắn liền với kế hoạch trọng tâm năm học của nhà trƣờng; đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch; phân công, phân cấp quản lý phù hợp; chú trọng tiến độ kế hoạch, công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát quá trình thực hiện.

3.3.2.3. Cách thức thực hiện

Căn cứ vào tình hình thực tế (đặc điểm đối tƣợng HS, điều kiện CSVC, tài chính, LLGD…), Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức công tác GDKNS. Sau đó xây dựng kế hoạch GDKNS của nhà trƣờng, triển khai kế hoạch về các tổ chuyên môn hoặc thông qua tập thể hội đồng sƣ phạm của nhà trƣờng để lấy ý kiến góp ý, bổ sung, điều chỉnh và thống nhất kế hoạch chính thức của nhà trƣờng.

Xác định mục tiêu và tầm quan trọng của công tác GDKNS cho HS chính là định hƣớng ứng phó với sự bất định và sự thay đổi để việc xây dựng kế hoạch là một tất yếu, từ đó, tìm ra các giải pháp phù hợp mục tiêu đề ra. Trong xác định mục tiêu GDKNS, cần chú ý đến mục tiêu con ngƣời phát triển toàn diện, phù hợp với xu thế thời đài.

84

Khi xây dựng kế hoạch GDKNS cho HS, hiệu trƣởng cần chú ý đến các yếu tố cấu thành kế hoạch quản lý bao gồm các bƣớc:

Bƣớc 1: Phân tích hiện trạng GDKNS ở trƣờng THCS

Việc lập kế hoạch GDKNS, nhiệm vụ đầu tiên cần phải làm là phân tích hiện trạng để biết đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với các công tác GDKNS của nhà trƣờng và nguyên nhân của điểm mạnh, điểm yếu. Việc thực hiện bƣớc này nhằm giúp cho nhà trƣờng biết rõ trạng thái xuất phát của đối tƣợng quản lý, có căn cứ thực tiễn để xác định mục tiêu cũng nhƣ lập kế hoạch GDKNS phù hợp với khả năng, điều kiện của từng nhà trƣờng. Vì vậy, nó đảm bảo cho kế hoạch GDKNS phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.

Bƣớc 2: Xác định nhu cầu

Các công tác GDKNS đƣợc đƣa vào kế hoạch GDKNS có đƣợc các GV và HS ủng hộ thực hiện hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự phù hợp giữa các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra với nhu cầu của GV và HS ở các nhà trƣờng. Vì vậy, trƣớc khi lập kế hoạch GDKNS, Hiệu trƣởng cần xác định nhu cầu đƣợc tham gia từng hình thức GDKNS và nhu cầu đƣợc cung cấp từng kỹ năng của HS; Yêu cầu của GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)