Phương pháp thu thập thông tin và số liệu

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 30 - 35)

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu

5.1.1. Thông tin và số liệu thứ cấp

- Thông qua báo cáo, số liệu thống kê và website của Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo Thương mại biên giới Trung ương, Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng - Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Nhà nước.

- Thông qua báo cáo, số liệu thống kê và website của Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Bắc Kinh – Trung Quốc, Đại sứ quán nước CHND Trung Hoa tại Hà Nội, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh – Trung Quốc và Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh – Trung Quốc.

- Thông qua báo cáo, số liệu thống kê và website của UBND các tỉnh biên giới Việt - Trung: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên.

- Thông qua bài phát biểu tại các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế có liên quan.

- Thông qua các Điều ước quốc tế song phương và đa phương và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

- Về kinh nghiệm một số nước được thu thập thông qua khảo sát, học tập kinh nghiệm và các tài liệu có liên quan của Liên hiệp Thương mại Biên giới Ca-na- đa – Mỹ, Bộ Kinh tế Mê-xi-cô, Bộ Việc làm và Kinh tế Phần Lan và Bộ Công Thương Nga.

5.1.2. Thông tin và số liệu sơ cấp

Thông tin và số liệu sơ cấp được thu thập từ quan sát trực tiếp và từ các mẫu đại diện của các doanh nghiệp kinh xuất khẩu khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hỗ trợ thương mại tại khu

vực các cửa khẩu biên giới Việt – Trung và mẫu đại diện của các lực lượng chức năng quản lý chuyên ngành tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Thông tin và số liệu sơ cấp cũng được thu thập từ quan sát trực tiếp tại các cửa khẩu bên phía Trung Quốc, phỏng vấn các thương nhân Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh dịch vụ hỗ trợ tại các cửa khẩu và các lực lượng chức năng quản lý chuyên ngành tại các cửa khẩu của Trung Quốc.

Các phương pháp (công cụ) chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung bao gồm:

* Quan sát trực tiếp

Tác giả đã đi khảo sát và quan sát trực tiếp tình hình hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tại 27 cửa khẩu biên giới Việt – Trung, bao gồm khu vực cửa khẩu bên phía Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời đã đi khảo sát các tuyến đường xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung sang Trung Quốc. Mục đích của quan sát trực tiếp là để nắm tình hình về tuyến đường xuất khẩu, về thương nhân xuất khẩu của Việt Nam, thương nhân nhập khẩu của Trung Quốc, về mặt hàng và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

* Phỏng vấn không cấu trúc

Đối tượng phỏng vấn là người Trung Quốc, bao gồm các thương nhân Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh dịch vụ hỗ trợ tại các cửa khẩu và các lực lượng chức năng quản lý chuyên ngành tại các cửa khẩu của Trung Quốc. Vì gặp nhiều khó khăn khi sử dụng phỏng vấn chính thức với người Trung Quốc, tác giả đã sử dụng phỏng phương pháp phỏng vấn không cấu trúc. Tác giả đã chuẩn bị một danh mục các chủ đề liên quan đến nhập khẩu (xuất khẩu) hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung để trao đổi, nói chuyện với các thương nhân và lực lượng chức năng của Trung Quốc.

Trong quá trình khảo sát, tại mỗi cửa khẩu phía Trung Quốc thường bố trí một người chịu trách nhiệm giới thiệu tình hình. Trong quá trình khảo sát có thể gặp và trao đổi với các doanh nghiệp của Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam và kinh doanh dịch vụ hỗ trợ thương mại tại khu vực cửa khẩu. Vì vậy, mẫu đại diện chính là người giới thiệu tình hình của phía Trung Quốc và các doanh nghiệp có thể phỏng vấn được trong quá trình khảo sát bên phía Trung Quốc.

* Thảo luận nhóm

Đối tượng là đại diện các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hỗ trợ thương mại tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Do các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hỗ trợ thương mại thường có đại diện trực tại cửa khẩu, nên việc tổ chức thảo luận nhóm không gặp nhiều khó khăn với sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước địa phương. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu đều hoạt động kinh doanh xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Tại mỗi cửa khẩu nghiên cứu tổ chức một nhóm, mỗi nhóm bao gồm từ 6 đến 10 người, do các cơ quan quản lý nhà nước ởđịa phương mời, bao gồm đại diện một số lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ thương mại chủ yếu tại cửa khẩu như: dịch vụ nâng cao năng lực giao nhận - vận chuyển hàng hoá qua biên giới; dịch vụ hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận và thâm nhập thị trường; dịch vụ lao động tại khu vực biên giới; dịch vụ tài chính, tiền tệ ngân hàng.

* Phỏng vấn bán cấu trúc (Phỏng vấn sâu)

Đối tượng là các lực lượng chức năng quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu, bao gồm Biên phòng, Hải quan và Kiểm dịch. Tại mỗi cửa khẩu phỏng vấn 3 người đứng đầu mỗi lực lượng (hoặc người phụ trách được ủy quyền trong trường hợp người đứng đầu đi vắng). Dựa trên các câu hỏi hoặc vấn đề có sẵn thông qua các cuộc nói chuyện, trao đổi. Phỏng vấn sâu có thể thực hiện khi các lực lượng chức năng đang làm việc.

Mục đích để tìm hiểu thật sâu về một vấn đề cụ thể, nhằm thu thập đến mức tối đa thông tin về lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Bên cạnh đó, để phân tích và xác định chiến lược phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

* Phỏng vấn cấu trúc

Đối tượng là thương nhân Việt Nam kinh doanh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Tác giả phỏng vấn 111 doanh nghiệp (chiếm 10% trong tổng số các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung năm 2012 – 1.107 doanh nghiệp). Trong đó, dựa trên số liệu thống kê hải quan kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp năm 2012, tác giả lựa chọn 10 doanh nghiệp thuộc nhóm kim ngạch cao + 10 doanh nghiệp thuộc nhóm kim ngạch trung bình + 10 doanh nghiệp thuộc nhóm kim ngạch thấp xuất khẩu qua cửa khẩu của mỗi tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai; 9 doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên trong các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu của mỗi tỉnh Cao Bằng và Hà Giang; và 3 doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên trong các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Lai Châu.

Phỏng vấn tất cả các doanh nghiệp được lựa chọn những câu hỏi như nhau. Nội dung của phiếu phỏng vấn thương nhân Việt Nam kinh doanh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung được trình bày ở Phụ lục 2. Thông tin thu được bằng phương pháp phỏng vấn này bao gồm cả các con số và cá dữ liệu có thể đo đếm được. Mục đích mô tả và phân tích các đặc điểm và hành vi của các thương nhân Việt Nam kinh doanh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

* Phân hạng sử dụng thang điểm

Để phân hạng nội dung lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, thang điểm 5 mức được sử dụng, từ 1 (Không quan trọng) đến 5 (Rất quan trọng).

Mức lớn nhất – Mức nhỏ nhất 5 - 1

Khoảng cách nhóm = = = 0,8

Tổng số mức 5

Phân nhóm mức độ quan trọng nội dung lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung được mô tả ở Bảng dưới đây.

Bảng 0. 1. Phân nhóm mức độ quan trọng nội dung lợi thế cạnh tranh

Nhóm điểm Thang điểm Mức độ quan trọng

1,0 – 1,8 1 Không quan trọng 1,8 – 2,6 2 Ít quan trọng 2,6 – 3,4 3 Khá quan trọng 3,4 – 4,2 4 Quan trọng 4,2 – 5,0 5 Rất quan trọng Nguồn: Mô tả của tác giả

Để phân hạng nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, thang điểm 5 mức được sử dụng, từ “Rất bất lợi” (-2) đến “Không ảnh hưởng” (0) và đến “Rất thuận lợi” (+2).

Mức lớn nhất – Mức nhỏ nhất 5 - 1

Khoảng cách nhóm = = = 0,8

Tổng số mức 5

Phân nhóm mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung được mô tảở Bảng dưới đây.

Bảng 0. 2. Phân nhóm mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Nhóm điểm Thang điểm Mức độ ảnh hưởng

(-2,0) – (-1,2) -2 Rất bất lợi (-1,2) – (-0,4) -1 Bất lợi (-0,4) – (+0,4) 0 Không ảnh hưởng (+0,4) – (+1,2) +1 Thuận lợi (+1,2) – (+2,0) +2 Rất thuận lợi Nguồn: Mô tả của tác giả

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 30 - 35)