Xây dựng các khu thương mại biên giới đặc thù

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 167 - 170)

8. Kết cấu nội dung luận án

3.3. Một số giải pháp phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các

3.3.3.3. Xây dựng các khu thương mại biên giới đặc thù

a) Khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Hiện còn có nhiều cách hiểu khác nhau về Khu hợp tác kinh tế qua biên giới, song bản chất của Khu hợp tác kinh tế qua biên giới có thể coi là khu thương mại tự do dựa trên cơ sở hợp tác thống nhất giữa 2 nước về 2 khu thương mại tự do được xây dựng tại các cửa khẩu xác định trên biên giới hai nước với chức năng là trung tâm thương mại, dịch vụ, gia công chế tạo, trung tâm logistic, du lịch quốc tế trong phạm vi khu vực; thể hiện chính sách mở cửa tự do cho các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư. Nội hàm của Khu hợp tác kinh tế qua biên giới là tự do trong khuôn khổ hợp tác thống nhất về hệ thống các chính sách thuế quan và phi thuế quan, mở cửa thương mại, dịch vụ, ưu đãi và bảo hộ đầu tư, cải cách hành chính và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.

Theo một cách hiểu khác, Khu hợp tác kinh tế qua biên giới là 2 khu của hai quốc gia có chung đường biên giới đất liền được xây dựng và phát triển trên cơ sở hợp tác chặt chẽ nhằm đảm bảo hạ tầng cứng và hạ tầng mềm của hai khu được tương thích và kết nối với nhau. Khu hợp tác kinh tế qua biên giới bao gồm khu kho ngoại quan và phi ngoại quan (thường có hàng rào bảo vệ bao quanh). Khu hợp tác kinh tế qua biên giới thường tập trung vào các lĩnh vực thương mại, logistics, du lịch, mua sắm và tài chính.

Việc quy hoạch xây dựng và phát triển các Khu hợp tác kinh tế qua biên giới sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trước hết vào chính các Khu hợp tác kinh tế qua biên giới này. Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt – Trung sẽ tạo ra

nhiều lĩnh vực thu hút đầu tư, bao gồm các lĩnh vực dịch vụ giao nhận, kho tàng bến bãi, bao bì đóng gói, bảo quản hàng hóa, các dịch vụ tiền tệ thanh toán cũng như nhiều lĩnh vực khác.

Sự phát triển của các Khu hợp tác kinh tế qua biên giới tạo ra những cơ hội để phát huy những kết quảđầu tư vào các khu vực cửa khẩu biên giới ở một tầm cao hơn. Đồng thời mang lại các dự án đầu tư mới của nhà nước và tư nhân đối với các vùng biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số của mỗi nước. Bên cạnh đó, các Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt – Trung sẽ lan tỏa sức hấp dẫn thu hút đầu tư vào các khu vực lân cận trên các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.

Thông qua Khu hợp tác kinh tế qua biên giới, kim ngạch trao đổi hai chiều qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc nói riêng và tổng kim ngạch trao đổi hai chiều giữa hai nước nói chung sẽ có những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. Các Khu hợp tác kinh tế qua biên giới sẽ là cầu nối trung chuyển hàng hóa không chỉ giữa thị trường Việt Nam với thị trường Trung Quốc mà còn giữa thị trường ASEAN với thị trường Trung Quốc cũng như thị trường Trung Quốc với thị trường thế giới.

Các Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt – Trung sẽ khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ như dịch vụ kho bãi, điều kiện bảo quản hàng hóa, dịch vụ thông quan, dịch vụ vận tải, bốc xếp, thu đổi ngoại tệ, cũng như các dịch vụ bổ trợ khác như ăn uống, vui chơi, giải trí. Không chỉ dịch vụ liên quan đến thương mại phát triển mà còn kéo theo sự phát triển của các dịch vụ khác như du lịch, giáo dục, y tế, môi trường… qua biên giới.

b) Mô hình chợ biên giới đặc thù

Đối với Trung Quốc, ngoài các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu song phương được quy định trong Hiệp định và thỏa thuận với Việt Nam, còn lại (Việt Nam quy định là của khẩu phụ, lối mở, đường mòn, qua lại…) được quy định là chợ biên giới do chính quyền địa phương (tỉnh, khu, thành phố, châu, huyện) quản lý. Vì vậy,

Việt Nam cần lựa chọn những cửa khẩu phụ, lối mở biên giới có tiềm năng để phối hợp với phía Trung Quốc xây dựng các cơ chế chợ biên giới đặc thù. Những chợ này cần phải có cơ chế hoặt động riêng, khác với những chợ trong khu vực biên giới đang hoạt động theo các quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Mô hình chợ biên giới đặc thù này cần tính đến tận dụng các cơ chế ưu đãi của Trung Quốc về miễn thuế hàng hóa nhập khẩu dưới hình thức mua bán, trao đổi cư dân biên giới, miễn kiểm nghiệm, kiểm dịch trừ trường hợp cần thiết, miễn chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các ưu đãi khác. Phối hợp với phía Trung Quốc, căn cứ trên các quy hoạch hoặc các chợ đã được xây dựng của phía Trung Quốc để phát triển phía Việt Nam. Chợ biên giới đặc thù này sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung phát triển ổn định.

Tóm tt Chương 3

Trong Chương 3, tác giảđề xuất định hướng giải pháp phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Tác giảđã đánh giá bối cảnh quốc tế, quan hệ Việt – Trung và tình hình Việt Nam để từđó đặt ra những vấn đề đối với phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Tác giảđã đề xuất những quan điểm và định hướng chủ yếu phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp về phát huy lợi thế cạnh tranh, khai thác lợi thế cạnh tranh và tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Các giải pháp này sẽ góp phần phục vụ cho công tác quản lý và điều hành của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, đồng thời phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trong giai đoạn tới.

KT LUN VÀ KIN NGH

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 167 - 170)