Phát huy tích cực và hạn chế tiêu cực các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 140 - 141)

8. Kết cấu nội dung luận án

3.1. Bối cảnh và những vấn đề đặt ra đối với phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất

3.1.2.3. Phát huy tích cực và hạn chế tiêu cực các nhân tố ảnh hưởng

Điều kiện về kinh doanh được coi là nguồn tài sản vật chất, nguồn lực tiên quyết trong xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung. Điều kiện địa – kinh tế của tuyến biên giới đất liền Việt – Trung có tác động đáng kểđến hiệu quả (kim ngạch, giá thành, lợi nhuận) của hoạt động xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu. Hạ tầng các cửa khẩu biên giới đất liền Việt – Trung là nền tảng để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Việt Nam có thể giành được lợi thế trong xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung khi nhu cầu của thị trường Trung Quốc tăng cao. Quy mô thị trường Trung Quốc rất lớn cũng có thể dẫn đến lợi thế cho Việt Nam. Bên cạnh đó, những nét tương đồng về văn hoá tiêu dùng đối với hàng hoá đã khuyến khích các nhà xuất khẩu của Việt Nam tích cực cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu thị trường Trung Quốc.

Dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu cho xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung bao gồm các dịch vụ công (xuất nhập cảnh người và phương tiện, hải quan, kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận); các dịch vụ logistics (giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, kho vận và các dịch vụ bao bì, nhãn mác, gia công, đóng gói); các dịch vụ hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận và thâm nhập thị trường Trung Quốc; các dịch vụ về tài chính - tiền tệ cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan. Sự phát triển của các ngành dịch vụ hỗ trợ được coi là nhân tố quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Hoàn cảnh mà các công ty được hình thành, tổ chức và quản lý cũng như bản chất của cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung đa dạng và phong phú, tuy nhiên chủ yếu các các doanh nghiệp vừa và nhỏ, được thành lập để kinh doanh xuất nhập khẩu là chính. Môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Chính sách của chính phủ thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật cửa khẩu. Chính phủ hỗ trợ triển khai các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng kích cầu của thị trường Trung Quốc. Tác động của Chính phủ đến các ngành dịch vụ hỗ trợ đóng vai trò không thể thiếu. Để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, Chính phủ cần có những cơ chế, chính sách quản lý và điều hành doanh nghiệp.

Trung Quốc không chỉ là một nước láng giềng, một thị trường lớn với nhiều tiềm năng, mà còn là một nước lớn. Việc Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại với ASEAN nói chung và với Việt Nam nói riêng thông qua các “cửa ngõ” của tuyến biên giới đất liền Việt – Trung đã tạo ra cơ hội cho Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Bên cạnh đó, những cơ chế chính sách ưu đãi “biên mậu” của Trung Quốc cũng tạo ra cơ hội cho Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

3.2. Quan đim và định hướng phát huy li thế cnh tranh trong xut khu hàng hóa qua các ca khu biên gii Vit – Trung

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 140 - 141)