Trọng tâm trong hợp tác Việt – Trung

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 99 - 100)

8. Kết cấu nội dung luận án

2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng

2.2.1.5. Trọng tâm trong hợp tác Việt – Trung

Các cửa khẩu biên giới đất liền Việt – Trung đóng vai trò quan trọng trong quan hệ láng giềng, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc từ Trung ương đến địa phương. Trong bối cảnh hợp tác qua đường biển vẫn còn gặp nhiều khó khăn do vấn đề biên giới, lãnh thổ, các cửa khẩu biên giới Việt – Trung là cầu nối để triển khai thực hiện quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian qua cũng nhưđịnh hướng lâu dài giữa hai nước.

Hộp 2. 2. Lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung

Trao đổi đoàn giữa hai Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các đoàn thể, Bộ, ngành, địa phương các cấp; xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa; sản xuất, gia công, chế biến hàng hóa; xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư qua biên giới; giáo dục và đào tạo, y tế, bảo vệ môi trường; dịch vụ cửa khẩu: xuất nhập cảnh người và phương tiện, kê khai hải quan, kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận và các loại giấy phép xuất nhập khẩu; dịch vụ hỗ trợ nâng cao năng lực giao nhận - vận chuyển hàng hoá qua biên giới (logistics): kho vận, kiểm tra, gia công, đóng gói, vận tải, phân phối... nhằm liên kết giữa các nhà sản xuất và các nhà xuất nhập khẩu; dịch vụ hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận và thâm nhập thị trường: nghiên cứu thị

trường, tư vấn, môi giới, đại lý mua – bán, ủy thác xuất - nhập khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập, tái xuất, quảng cáo, hội chợ; dịch vụ ngân hàng, tài chính, tiền tệ: đổi tiền, gửi tiền, chuyển khoản, thanh toán; dịch vụ du lịch, lữ hành, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí; dịch vụ lao động, phiên dịch, bốc dỡ, vận chuyển, vệ sinh, bảo vệ; các lĩnh vực văn hóa, xã hội khác.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24]

Thông qua các cửa khẩu biên giới, Việt Nam và Trung Quốc triển khai nhiều chương trình hợp tác, thí dụ như “Hai hành lang một vành đai kinh tế; trên nhiều lĩnh vực bao gồm chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, an ninh, quốc phòng, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục; và ở nhiều cấp từ Chính phủ, đến Bộ, ngành, tỉnh, huyện hoặc cơ quan quản lý cửa khẩu hai bên. Đặc biệt, các cơ chế hợp tác giữa 4 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang của Việt Nam với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc và giữa 4 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang của Việt Nam với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc ngày càng phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 99 - 100)