Cần phải ký Hiệp định mới về thương mại biên giới Việt – Trung

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 150 - 152)

8. Kết cấu nội dung luận án

3.3. Một số giải pháp phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các

3.3.1.4. Cần phải ký Hiệp định mới về thương mại biên giới Việt – Trung

đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói riêng qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Tuy nhiên, một số quy định trong Hiệp định này không còn phù hợp với tình hình thực tế trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Vì vậy, cần phải ký Hiệp định mới về thương mại biên giới thay thế cho Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới Việt – Trung năm 1998.

Hiệp định mới về thương mại biên giới Việt – Trung cần phải thống nhất cơ chế hợp tác, chính sách quản lý và điều hành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung theo hướng đón đầu được những cơ hội phát triển mới, như làm cầu nối trong hợp tác thương mại hàng hóa và dịch vụ

ASEAN – Trung Quốc cũng như các nước trên thế giới với Trung Quốc. Hiệp định mới về thương mại biên giới Việt – Trung cần tiếp tục dành cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung những chính sách ưu đãi đặc thù, linh hoạt trong quản lý và điều hành, không trái với WTO và ACAFTA.

Biểu đồ 3. 2. Hiệp định về thương mại biên giới Việt – Trung

Nguồn: Mô tả của tác giả

Hiệp định mới về thương mại biên giới Việt – Trung cần có mối quan hệ chặt chẽ với Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới đất liền Việt – Trung năm 2009 và Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt – Trung năm 2009. Bên cạnh đó, Hiệp định này cần phải giải quyết những tồn tại về xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở, cặp chợ biên giới. Hơn nữa, Hiệp định cần thúc đẩy cơ chế hợp tác quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật khu vực cửa khẩu hai bên đểđảm bảo tính thống nhất và đồng bộ.

Hiệp định mới về thương mại biên giới Việt – Trung cần có cơ chế hợp tác tăng cường dịch vụ hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi về điều kiện thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa, kiểm tra, giám sát về chất lượng, kiểm dịch hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập cảnh qua lại của người và phương tiện. Đồng thời, phối hợp giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc từ Trung ương đến địa phương về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Hiệp định thương mại biên giới Việt - Trung Cửa khẩu Hạ tầng kỹ thuật Cơ chế, chính sách quản lý và điều hành Thuận lợi hóa thương mại cửa khẩu

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 150 - 152)