Thương nhân tham gia xuất khẩu

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 79 - 82)

8. Kết cấu nội dung luận án

2.1. Thực trạng nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa

2.1.2.1. Thương nhân tham gia xuất khẩu

* Thương nhân tham gia xuất khẩu đa dạng

Tương tự như hoạt động xuất khẩu hàng hóa theo thông lệ quốc tế qua các cảng biển của Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung chủ yếu được thực hiện bởi các tập đoàn, tổng công ty, công ty lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó thường là những thương nhân có kinh nghiệm, quy mô hoạt động, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, năng lực thông tin, thiết lập quan hệ bạn hàng, phát triển mặt hàng xuất khẩu, có nguồn hàng cũng như lựa chọn chính sách xuất khẩu.

Qua các cảng biển của Trung Quốc Qua cửa khẩu biên giới Việt - Trung

Tập đoàn, tổng công ty, công ty lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tập đoàn, tổng công ty, công ty lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ

Biểu đồ 2. 3. Sự khác biệt về thương nhân tham gia xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung

Nguồn: Mô tả của tác giả

Ngoài ra, tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung còn có các doanh nghiệp siêu nhỏ (có số lao động từ 10 người trở xuống – căn cứ theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ) và đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh tại khu vực biên giới. Theo tổng hợp đánh giá, các doanh

Doanh nghiệp siêu nhỏ Hộ kinh doanh biên giới

nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh biên giới hoạt động rất hữu hiệu trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ các doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh biên giới (đều có số lao động từ 10 người trở xuống) chỉ chiếm tỷ lệ 16,2% trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Tuy nhiên, tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung của những thương nhân này thường chiếm tỷ lệ khoảng từ 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh biên giới là sự khác biệt trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc.

* Quan hệđặc thù giữa thương nhân xuất khẩu với bạn hàng nhập khẩu phía Trung Quốc

Do những đặc thù riêng xuất phát từ điều kiện địa lý liền kề, sự tương đồng về tự nhiên, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn ngữ và mối quan hệ mật thiết lâu đời của nhân dân hai bên, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có nhiều lợi thế về giá xuất hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam thường có bạn hàng truyền thống, tin tưởng bên phía Trung Quốc nên việc trao đổi thông tin, thỏa thuận về mặt hàng, mẫu mã, chủng loại, thời gian giao hàng cũng như các điều kiện khác, đặc biệt là về giá cả rất nhanh chóng.

Vì hàng hóa chủ yếu được xuất khẩu thông qua đối tác, bạn hàng truyền thống nên giá xuất hàng luôn đảm bảo lợi ích tốt nhất cho cả hai bên. Hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung được bán ở mức tốt nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Theo kết quả khảo sát, có đến trên 98% các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có bạn hàng truyền thống tin tưởng bên phía Trung Quốc. Trong đó có 34,2% các doanh nghiệp có từ 2 bạn hàng truyền thống nhập khẩu hàng hóa, 64% có 1 đối tác tin tưởng là bạn hàng truyền thống nhập khẩu hàng hóa, 1,8% có đối tác thân

thiết nhưng đang trên quá trình thiết lập lòng tin. Đặc biệt, không có doanh nghiệp nào chỉ xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung cho đối tác thông thường.

Bảng 2. 2. Đối tác nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp

Số lượng Tỷ lệ

Bạn hàng truyền thống Trung Quốc

Có từ 02 trở lên đối tác tin tưởng 38 34,2% Có 01 đối tác rất tin tưởng 71 64,0% Có nhưng đang thiết lập lòng tin 2 1,8% Chỉ xuất hàng cho đối tác thông thường 0 0%

Đối tác nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc

Công ty tại vùng biên giới 111 100,0%

Liên doanh của công ty 11 9,9%

Công ty khác của Vân Nam và Quảng Tây 52 46,8% Công ty từ các tỉnh khác của Trung Quốc 23 20,7%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Đối tác nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú, không chỉ các doanh nghiệp vùng biên giới, tỉnh biên giới mà còn các doanh nghiệp từ các tỉnh, thành khác trong nội địa của Trung Quốc. Sựđa dạng này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ở mức giá có lợi. Theo kết quả khảo sát, 100% các doanh nghiệp đều có đối tác là các công ty tại vùng biên giới (huyện, thị xã) của Trung Quốc. Ngoài ra, các doanh nghiệp có đối tác từ các thành phố, châu khác của Vân Nam và Quảng Tây (46,8%); các công ty từ các tỉnh, thành khác trên thị trường Trung Quốc (20,7%); và đặc biệt nhiều doanh nghiệp đã liên doanh với các doanh nghiệp Trung Quốc để phân phối hàng hóa (9,9%).

Kết luận: xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc về thương nhân, với hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh biên giới, đồng thời là mối quan hệ đặc thù giữa thương nhân xuất khẩu với bạn hàng nhập khẩu phía Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 79 - 82)