Hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung thâm

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 108 - 110)

8. Kết cấu nội dung luận án

2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng

2.2.2.4. Hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung thâm

Trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung của Trung Quốc thì chỉ có khoảng 10% được tiêu thụ tại các thành phố biên giới Phòng Thành, Sùng Tả, Bách Sắc và các châu biên giới Văn Sơn, Hồng Hà; 60% được tiêu thụ tại các thành phố, châu khác của Khu tự trị dân tộc Choang

Quảng Tây và tỉnh Vân Nam; còn khoảng 30% được đưa vào các tỉnh, thành phố sâu trong nội địa Trung Quốc.

Biểu đồ 2. 8. Điểm đến của hàng hóa nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Với sự đầu tư phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc về hạ tầng giao thông đường bộ và đường sắt trong những năm vừa qua, hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung ngày càng có điều kiện được phân phối rộng rãi trên phạm vi thị trường Trung Quốc. Các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trở thành cầu nối trung chuyển hàng hóa từ Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới vào thị trường Trung Quốc.

2.2.3. Dch v h tr thương mi ti ca khu

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg ngày 25/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền thì hoạt động dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu bao gồm các dịch vụ kho, bãi, giao nhận, vận chuyển, gia công, đóng gói, bốc dỡ hàng

hóa; dịch vụ thanh toán, thu đổi ngoại tệ; dịch vụ hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan và các dịch vụ hỗ trợ khác theo quy định.

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 108 - 110)