Cần khai thác các cơ chế hợp tác hiện hành

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 153 - 154)

8. Kết cấu nội dung luận án

3.3. Một số giải pháp phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các

3.3.2.1. Cần khai thác các cơ chế hợp tác hiện hành

a) Chương trình hợp tác “Hai hành lang một vành đai kinh tế”

Chương trình hợp tác “Hai hàng lang một vành đai kinh tế” được thúc đẩy sẽ góp phần khai thác lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Bên cạnh tập trung phát triển hạ tầng giao thông vận tải, Chương trình cũng tập trung phát triển hạ tầng tại các cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu, Lạng Sơn – Bằng Tường và Móng Cái – Đông Hưng, góp phần tạo điều kiện về kinh doanh, khai thác lợi thế của các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Chương trình sẽ góp phần mở rộng thị trường Trung Quốc cho hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, hỗ trợ các thương nhân kinh doanh xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Chương trình hợp tác “Hai hàng lang một vành đai kinh tế” sẽ khuyến khích Việt Nam và Trung Quốc có những cơ chế ưu đãi hơn nữa đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Việt Nam và Trung Quốc sẽ hợp tác về tạo thuận lợi thương mại tại cửa khẩu, nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước, các lực lượng chức năng tại cửa khẩu và các thương nhân hoạt động qua cửa khẩu.

b) Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại Việt – Trung

Ủy ban Hợp tác Kinh tế - Thương mại Việt – Trung được thành lập từ năm 1994 và kỳ họp lần thứ 8 được tổ chức tại Hà Nội năm 2013 đã có những đóng góp quan trọng trong thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Tăng cường vai trò của Ủy ban Hợp tác Kinh tế - Thương mại Việt –

Trung sẽ góp phần quan trọng nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Ủy ban sẽ tiếp tục có những giải pháp đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, tiếp tục khuyến khích trao đổi thông tin, tạo thuận lợi tối đa cho thương nhân hai nước kinh doanh qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Đặc biệt, Ủy ban sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

c) Các Nhóm công tác Việt – Trung có liên quan

Tiếp tục thúc đẩy, phát huy vai trò của các Nhóm công tác Việt – Trung có liên quan như Nhóm công tác thương mại Việt – Trung và Nhóm công tác thương mại biên giới Việt – Trung sẽ góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Các nhóm công tác này sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hợp tác nhằm xây dựng và triển khai những giải pháp nhằm thuận lợi hóa thương mại tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trên các lĩnh vực như Biên phòng, Hải quan, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, giao nhận, vận tải và các vấn đề khác. Đặc biệt, các Nhóm công tác này sẽ thúc đẩy trao đổi thông tin về thị trường, cơ chế chính sách của mỗi bên, kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành của mỗi nước những vấn đề có liên quan.

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 153 - 154)