8. Kết cấu nội dung luận án
3.3. Một số giải pháp phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các
3.3.3.2. Tạo dựng lợi thế cạnh tranh về hàng hóa
a) Xây dựng cơ chế quản lý theo hướng phân định hàng hóa Việt Nam và hàng hóa nước (hoặc vùng lãnh thổ) thứ ba
Trước hết, cần phải xây dựng cơ chế quản lý theo hướng phân định hàng Việt Nam và hàng hóa có xuất xứ nước (hoặc vùng lãnh thổ) thứ ba xuất khẩu đi qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Hàng hóa có xuất xứ nước (hoặc vùng lãnh thổ) thứ ba xuất khẩu đi qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung theo đúng thông lệ thương mại quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cần quy định hàng hóa nước (hoặc vùng lãnh thổ) thứ ba xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung chỉ được đi qua các cửa khẩu quốc tế theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt – Trung năm 2009 và Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu Việt – Trung năm 2009.
Từđó, chương trình hỗ trợ thâm nhập và mở rộng thị trường Trung Quốc chỉ dành cho hàng hóa của Việt Nam. Một là, chỉ khuyến khích hàng hóa của Việt Nam đi qua tất cả các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ và lối mở biên giới Việt – Trung. Hai là, có cơ chếưu đãi, miễn giảm phí và lệ phí dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu đối với hàng hóa của Việt Nam. Ba là, các chương trình
xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu chỉ dành cho hàng hóa của Việt Nam.
b) Xây dựng đề án mở rộng thị trường Trung Quốc và đa dạng hóa mặt hàng (của Việt Nam) xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung còn tương đối nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc còn rất rộng lớn về mặt địa lý và đa dạng về nhu cầu hàng hóa. Chính vì vậy, cần xây dựng đề án mở rộng thị trường Trung Quốc và đa dạng hóa mặt hàng (của Việt Nam) xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.
Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung cần đáp ứng những nhu cầu của từng thị trường bên phía Trung Quốc cụ thể, bao gồm: (i) những mặt hàng phục vụ cho nhu cầu của thị trường biên giới bên phía Trung Quốc, bao gồm các thành phố Phòng Thành, Sùng Tả, Bách Sắc và các châu Văn Sơn, Hồng Hà; (ii) những mặt hàng phục vụ nhu cầu của các thành phố hoặc châu khác của Khu tự trị dân tộc Choang và tỉnh Vân Nam; (iii) những mặt hàng phục vụ nhu cầu của các tỉnh, khu, thành khác trên thị trường nội địa Trung Quốc.
c) Cần đổi mới Chương trình xúc tiến thương mại biên giới theo hướng hỗ trợ thâm nhập và mở rộng thị trường
Điều 11 của Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủđã ban hành về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đã quy định rõ nội dung Chương trình xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo. Tuy nhiên, các hình thức tổ chức hoạt động mới chỉ dừng lại ở các hội chợ, phiên chợ hàng Việt. Vì vậy, có thể nói cho đến hết năm 2014 hoạt động xúc tiến thương mại biên giới được quy định tại Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg tác động rất ít đến thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.
Cần phải đổi mới hoạt động của Chương trình xúc tiến thương mại biên giới theo hướng: thứ nhất, xây dựng hệ thống phân phối những mặt hàng cụ thể từ vùng
sản xuất đến khu vực cửa khẩu biên giới Việt – Trung để xuất khẩu sang Trung Quốc; thứ hai, tổ chức các hoạt động giao nhận, vận chuyển và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung tại từng cửa khẩu cụ thể;
thứ ba, xây dựng chiến lược và kế hoạch xuất khẩu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho các mặt hàng cụ thể, cho từng mùa vụ cụ thể, qua từng tỉnh hoặc từng cửa khẩu biên giới Việt – Trung cụ thể.