Đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền so

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 45 - 49)

8. Kết cấu nội dung luận án

1.1. Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền

1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền so

lin so vi xut khu qua các cng bin

1.1.2.1. So với xuất khẩu qua các cảng biển, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền chịu ảnh hưởng nhiều bởi quan hệ chính trị giữa hai nước có chung đường biên giới.

Biên giới, lãnh thổ luôn là một vấn đề thiêng liêng của các quốc gia trên thế giới, hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền không chỉ là hoạt động kinh tế - thương mại mà nó còn mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. Hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền giữa hai nước phải đảm bảo các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi và cùng gìn giữ hòa bình.

Quan hệ chính trị giữa hai quốc gia có chung đường biên giới tốt sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới phát triển, ngược lại các cửa khẩu biên giới đất liền có thể bị đóng khi giữa hai nước có những xung đột. Xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển thường tuân theo điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế, còn xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền được phát huy thông qua hợp tác giữa hai nước từ trung ương đến các cấp chính quyền địa phương hoặc ngay cả từng cơ quan quản lý tại các cặp cửa khẩu.

Những vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu qua các cảng biển thường phải được giải quyết theo các nguyên tắc chung của thương mại quốc tế, thông qua các tòa án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế. Trong khi đó, những vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới có thể được giải quyết nhanh chóng trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước hoặc hai địa phương hai bên biên giới hoặc ngay cả cơ quan quản lý cửa khẩu hai bên biên giới.

1.1.2.2. Bên cạnh chính sách thương mại chung như xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền chịu sự điều chỉnh chính sách của hai nước có chung biên giới.

Do chiến lược phát triển kinh tế - thương mại của hai nước có chung biên giới trong mỗi thời kỳ khác nhau, hai nước có thể có những mục tiêu khác nhau về phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới. Ngay cả trong trường hợp hai nước có cùng mục tiêu phát triển đối với kinh tế - xã hội vùng biên giới, hai nước có chung biên giới vẫn có những điểm không giống nhau trong chính

sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, bao gồm các chính sách thương nhân, mặt hàng, dịch vụ hoặc phạm vi áp dụng.

Chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng qua các cảng biển của mỗi nước thường phải tuân theo các điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế song phương hoặc đa phương. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền có thể do hai nước có chung biên giới thỏa thuận hoặc có thể do một nước đơn phương ban hành và áp dụng nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác nhau. Nhìn chung, chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới của các nước thường linh hoạt theo từng thời kỳ theo xu hướng ngày càng tự do hóa và thuận lợi hóa.

1.1.2.3. So với xuất khẩu qua các cảng biển, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền được phát huy bởi sựđa dạng của các phương thức kinh doanh.

So với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cảng biển, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền giữa hai nước có chung biên giới được tiến hành qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm xuất khẩu trực tiếp, nhập khẩu trực tiếp, mua bán qua trung gian, hàng đổi hàng, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, gia công quốc tế, kinh doanh đối lưu, đấu thầu quốc tế, hoạt động mua bán tại hội chợ, triển lãm, quá cảnh hàng hóa, đặc biệt là hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa của các hộ kinh doanh khu vực biên giới và cư dân biên giới.

Mỗi phương thức mua, bán, giao dịch của các thương nhân trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới có những đặc trưng, ưu thế và hạn chế khác nhau. Các thương nhân có thể lựa chọn, thỏa thuận phương thức kinh doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, tuy nhiên phải trên cơ sở tuân thủ chủ quyền, pháp luật của mỗi nước và những tập quán kinh doanh của từng khu vực biên giới. Các phương thức kinh doanh trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển thường chỉ theo tập quán thương mại quốc tế.

1.1.2.4. So với xuất khẩu qua các cảng biển, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền được phát huy bởi sựđa dạng của cơ cấu hàng hóa.

Hàng hóa được trao đổi trong hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển thường phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn xuất nhập khẩu của mỗi nước. Không chỉ nhưđối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cảng biển, hàng hóa được trao đổi trong hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới đất liền thường rất đa dạng về chủng loại, phẩm cấp, bao bì, đóng gói.

Sựđa dạng về chủng loại, quy cách và phẩm cấp hàng hóa chủ yếu xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng của nhiều tầng lớp dân cư vùng biên giới cũng như trong nội địa của hai nướchoặc nhằm mục đích trung chuyển đi nước thứ ba. Sựđa dạng về chủng loại và phẩm cấp đã góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền.

Mặt khác, do hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới chủ yếu trao đổi các loại hàng hóa có tính chất bổ sung ưu thế và hỗ trợ cho nhau nên cơ cấu trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới là khá phong phú. Các chủng loại hàng hóa được trao đổi qua các cửa khẩu biên giới không chỉ được sản xuất tại các vùng biên giới hay trên toàn lãnh thổ của hai nước có chung biên giới mà còn hàng hóa được sản xuất từ nước thứ ba trên thế giới.

1.1.2.5. So với xuất khẩu qua các cảng biển, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền chịu ảnh hưởng bởi sựđa dạng của chủ thể tham gia.

Chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền không chỉ giới hạn trong địa bàn các địa phương khu vực biên giới mà còn mở rộng ra từ tất cả các địa phương khác của hai nước cũng như thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài hoặc thương nhân nước thứ ba. Chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới bao gồm các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh, các thương nhân cá thể, đặc biệt là có sự tham gia cư dân biên giới.

Sựđa dạng của chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới một mặt góp phần tạo lợi thế cạnh tranh nhưng ngược lại có thể có những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, khiến cho tất cả cùng bị thiệt thòi do bị ép giá, ép cấp hàng hóa trao đổi cũng như các vấn đề khác. Nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, đặc biệt là trong xuất khẩu hàng hóa, các quốc gia thường áp dụng các chính sách quản lý thương nhân.

1.1.2.6. So với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền được phát huy bởi các loại hình cửa khẩu trên toàn tuyến biên giới.

Biên giới đất liền giữa hai quốc gia thường được phân định bởi núi, đồi, sông, suối… Do vậy, ở những nơi có điều kiện hạ tầng giao thông chưa phát triển, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới sẽ bị hạn chế, chủ yếu là trao đổi hàng hóa vùng biên giới, từ đó xuất hiện các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ tập trung tại các cửa khẩu có điều kiện giao thông thuận tiện (đường bộ, đường sông).

Cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hai quốc gia có chung biên giới thường mở đa dạng các cửa khẩu, bao gồm cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu giữa hai quốc gia và cửa khẩu địa phương trên toàn tuyến biên giới, đồng thời đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, nhất là đường giao thông. Sựđa dạng về số lượng cũng như loại hình cửa khẩu kết hợp với những điều kiện hạ tầng kỹ thuật thuận tiện sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh của các quốc gia trong hoạt động

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)