Loại hình cửa khẩu

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 87 - 92)

8. Kết cấu nội dung luận án

2.1. Thực trạng nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa

2.1.2.4. Loại hình cửa khẩu

Ngay sau khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, ngày 07/11/1991, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước Việt – Trung. Theo Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới Việt - Trung ngày 7/11/1991, trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt – Trung đã (tạm thời) được mở 21 cặp cửa khẩu, bao gồm 5 cặp cửa khẩu quốc tế, 2 cặp cửa khẩu chính và 14 cặp cửa khẩu phụ. Mặc dù chỉ được mở tạm thời, nhưng các cặp cửa khẩu biên giới Việt – Trung đã phục vụ cho hoạt động giao lưu, hợp tác chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, văn hóa – xã hội giữa Việt Nam và Trung Quốc gần 20 năm (1991-2009).

Ngày 18/11/2009, Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết, thay thế cho Theo Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới Việt - Trung ngày 7/11/1991. Theo Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt – Trung 2009, Việt Nam và Trung Quốc công nhận mở 9 cặp cửa khẩu đường sắt và đường bộ, bao gồm 5 cặp cửa khẩu quốc tế và 4 cặp cửa khẩu song phương (đến năm 2014 là 6 cửa khẩu quốc tế và 3 song phương). Trong đó, cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm của Việt Nam, Trung Quốc và nước (hoặc vùng lãnh thổ) thứ ba xuất, nhập qua biên giới; cửa khẩu song phương được mở cho người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm của Việt Nam và Trung Quốc xuất, nhập qua biên giới.

Bên cạnh đó, theo Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt – Trung 2009, trên tuyến biên giới Việt – Trung còn 13 cặp cửa khẩu sẽ được công nhận mở khi có đủ điều kiện. Các cặp cửa khẩu này do chính quyền địa phương hai bên trao đổi để mở ra cho người phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm qua lại.

Việt Nam thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung căn cứ theo Nghịđịnh số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền (thay thế Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền). Như vậy, hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có thểđược phân chia thành 3 loại hình như sau:

Thứ nhất, 9 cặp cửa khẩu quốc tế và song phương: đây là các cặp cửa khẩu chính thức được mở theo Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu ngày 18/11/2009. Các cặp cửa khẩu này được Việt Nam và Trung Quốc bố trí đầy đủ các lực lượng chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch của mỗi bên. Đến năm 2013, tại các cặp cửa khẩu này đều có đủ hạ tầng kỹ

thuật đảm bảo công tác quản lý nhà nước ở cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc, hầu hết hạ tầng kỹ thuật bên phía Trung Quốc được đầu tư tốt hơn phía Việt Nam.

Thứ hai, 11 cặp cửa khẩu phụ: do địa phương hai bên trao đổi để mở ra cho người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm qua lại. Phía Việt Nam đã bố trí đầy đủ lực lượng chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Bên phía Trung Quốc bố trí lực lượng chức năng quản lý nhà nước Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch và cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo mô hình chợ biên giới và được hưởng những cơ chếưu đãi biên mậu.

Thứ ba, 7 lối mở biên giới: chưa có trao đổi thỏa thuận hai bên về cửa khẩu. Phía Việt Nam cho phép hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đi qua, nhưng phía Trung Quốc chỉ coi là các điểm hoạt động mua bán, trao đổi của cư dân biên giới. Phía Việt Nam đã bố trí đầy đủ lực lượng chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Phía Trung Quốc chỉ bố trí lực lượng Biên phòng và chưa có cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động xuất nhập khẩu. Vì chưa có sự công nhận chính thức nên các lực lượng chức năng của Trung Quốc thường tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động xuất nhập khẩu tại các lối mở này. Khi đó hàng hóa của Việt Nam không thể xuất qua được dẫn đến ách tắc trong xuất khẩu.

Qua các cảng biển của Trung Quốc Qua cửa khẩu biên giới Việt - Trung

Cảng (Cửa khẩu) quốc tế Cửa khẩu quốc tế

Biểu đồ 2. 6. Sự khác biệt về cửa khẩu trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung

Nguồn: Mô tả của tác giả

Cửa khẩu song phương Cửa khẩu phụ, lối mở biên giới

Xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc được thực hiện tại các cảng (cửa khẩu) quốc tế. Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung cũng được thực hiện tại các cửa khẩu quốc tế. Bên cạnh đó, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung còn được thực hiện tại các cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ và lối mở biên giới. Cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ, lối mở biên giới là sự khác biệt về loại hình cửa khẩu trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc.

Bảng 2. 3. Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu các tỉnh giai đoạn 2006-2014

Tỉnh Quảng Ninh Lạng Sơn Cao Bằng Giang Lào Cai Lai Châu Kim ngạch (triệu USD) 23.551,5 16.188,6 1.267,8 1.170,3 6.436,4 146,3

Tỷ lệ 48,3% 33,2% 2,6% 2,4% 13,2% 0,3%

Nguồn: Ban Chỉ đạo Thương mại biên giới [14]

Tính trong cả giai đoạn 2006-2014, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn chiếm tỷ lệ rất cao, lần lượt là 48,3% và 33,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Trong khi đó, xuất khẩu qua các cửa khẩu của cả ba tỉnh Cao Bằng, Hà Giang và Lai Châu chỉ chiếm tỷ lệ 5,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Xuất khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lào Cai trong cả giai đoạn 2006- 2014 chiếm tỷ lệ 13,2%, nhưng tính riêng những năm 2012 và 2013 xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới tỉnh Lào Cai có tốc độ tăng nhanh nhất. Năm 2013, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Lào Cai chiếm tỷ lệ trên 20% trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Xét về từng loại hình cửa khẩu trong cả giai đoạn 2006-2014 thì xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu quốc tế chiếm tỷ lệ 39%, các cửa khẩu song phương 8%, cửa khẩu phụ 20% và lối mở biên giới 33%. Hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu song

phương chiếm tỷ lệ thấp bởi vì hàng hóa xuất qua đây chủ yếu là hàng hóa của Việt Nam. Trong khi đó, tận dụng cơ chế ưu đãi biên mậu của Trung Quốc, hàng hóa xuất qua các cửa khẩu phụ lối mở biên giới không chỉ là hàng hóa của Việt Nam mà hàng hóa của nước thứ ba chiếm tỷ trọng lớn.

Bảng 2. 4. Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa qua các loại hình cửa khẩu 2006-2014

Cửa khẩu Quốc tế Song phương Phụ Lối mở

Kim ngạch (triệu USD) 19.016,7 3.900,9 9.752,2 16.091,1

Tỷ lệ 39% 8% 20% 33%

Nguồn: Ban Chỉ đạo Thương mại biên giới [14]

Kết luận: xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc về loại hình cửa khẩu. Ngoài các cửa khẩu quốc tế, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung còn được thực hiện thông qua các cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ và lối mở biên giới.

Để kiểm định lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt, tác giảđã tiến hành khảo sát mức độ quan trọng của nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Kết quả khảo sát cho thấy, đối với lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt, loại hình cửa khẩu cho xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung là có tầm ảnh hưởng nhất ở mức độ ‘rất quan trọng’.

Bên cạnh đó, hàng hóa xuất khẩu, bao gồm sự đa dạng về chủng loại, chất lượng nhiều mức độ và quy cách linh hoạt cũng ‘rất quan trọng’ đối với lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt trong xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Phương thức, đồng tiền và chi phí dịch vụ thanh toán có mức độ ‘quan trọng’, còn sự đa dạng thương nhân và quan hệ đặc thù của họ chỉ ở mức độ ‘khá quan trọng’ đối với lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Bảng 2. 5. Mức độ quan trọng lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt Lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt Mức độ quan trọng (điểm) Không quan trọng Ít quan trọng Khá quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Thương nhân xuất khẩu 2,8 Hàng hóa xuất khẩu 4,3 Thanh toán 3,4 Loại hình cửa khẩu 4,6 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 87 - 92)