8. Kết cấu nội dung luận án
3.3. Một số giải pháp phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các
3.3.2.4. Khai thác lợi thế các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt kết nối qua
Tận dụng khai thác điều kiện hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt đã được đầu tư hiện đại bên phía Trung Quốc, nhất là các tuyến đường cao tốc nối các cửa khẩu với các tỉnh, thành khác của Trung Quốc. Xây dựng chương trình khuyến khích khai thác các tuyến vận tải vào sâu trong thị trường nội địa Trung Quốc, thí dụ như tuyến Phòng Thành đi các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang; tuyến Sùng Tả đi các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy; tuyến Bách Sắc đi các tỉnh Quý Châu, Trùng Khánh, Hồ Bắc; tuyến Văn Sơn đi các tỉnh Quý Châu, Trùng Khánh, Thiểm Tây; tuyến Hồng Hà đi các tỉnh Tứ Xuyên, Thanh Hải, Tây Tạng.
Để khai thác có hiệu quả các tuyến vận tải đường bộ, đường sắt hiện đại của phía Trung Quốc cần cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt nối các cửa khẩu biên giới Việt – Trung với các trung tâm kinh tế của Việt Nam nhằm tạo sự vận chuyển thông thoáng dễ dàng hàng hoá từ các địa phương xuất khẩu sang Trung Quốc với chi phí vận chuyển thấp.
Nâng cấp các tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn và Hà Nội – Lào Cai, đồng thời phát triển hệ thống đoàn tầu và toa xe chuyên dụng. Về đường bộ, mở rộng tuyến quốc lộ 18B Hạ Long – Móng Cái để kết nối với tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long sắp hoàn thành; sớm hoàn thành mở rộng tuyến quốc lộ 1A từ Bắc Ninh đi Lạng Sơn; nâng cấp và mở rộng tuyến quốc lộ 4A nối Cao Bằng với
Lạng Sơn; nâng cấp và mở rộng tuyến quốc lộ 3 nối Cao Bằng với Thái Nguyên để tận dụng tuyến cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội; tiếp tục mở rộng cao tốc Yên Bái – Lào Cai và xây tuyến đường Yên Bái – Hà Giang để phát huy hiệu quả tuyến cao tốc Hà Nội – Yên Bái; nâng cấp và mở rộng các tuyến đường Yên Bái – Lai Châu – Điện Biên và Lào Cai – Lai Châu – Điện Biên.