Dịch vụ thanh toán, thu đổi ngoại tệ

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 112 - 114)

8. Kết cấu nội dung luận án

2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng

2.2.3.2. Dịch vụ thanh toán, thu đổi ngoại tệ

Trong giai đoạn từ 2006 trở về trước, hoạt động đổi tiền tư nhân trên thị trường các “chợ tiền” tại khu vực các cửa khẩu biên giới Việt – Trung diễn ra sôi động, với quy mô và số lượng người tham gia lớn. Các tư nhân Việt Nam liên kết với phía đối tác Trung Quốc, trực tiếp tham gia thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển dịch vụ thanh toán trong xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Bảng 2. 12. Ngân hàng thanh toán biên mậu

Ngân hàng Chi

nhánh

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) 07 Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 01 Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) 04 Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 04 Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) 03 Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 03 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 02 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 01 Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (Lienvietpostbank) 01 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương (SaiGonBank) 01

Nguồn: tổng hợp khảo sát của tác giả

Trong những năm vừa qua, nhiều ngân hàng thương mại đã mở chi nhánh tại các tỉnh biên giới Việt – Trung để trực tiếp tham gia thanh toán với các ngân hàng

thương mại Trung Quốc bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, bằng đồng bản tệ và thu đổi ngoại tệ tiền mặt. Các ngân hàng của Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết các thoả thuận và hợp tác thanh toán biên mậu. Các nghiệp vụ thanh toán ngân hàng luôn linh hoạt và đa dạng, đáp ứng yêu cầu của thương nhân tham gia xuất nhập khẩu qua biên giới Việt – Trung, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại tại khu vực biên giới cũng gia tăng và phát triển cùng với sự phát triển của thương mại biên giới. Tính đến hết tháng 12/2014, đã có 10 ngân hàng, với tổng số 27 chi nhánh tham gia thanh toán biên mậu Việt Nam - Trung Quốc. Bên cạnh các dịch vụ thanh toán, các ngân hàng còn phục vụ dịch vụ thu đổi VND, NDT và ngoại tệ tự do chuyển đổi, từ đó làm giảm chi phí, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho thương nhân.

* Chi phí dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu

Bảng 2. 13. Chi phí dịch vụ hỗ trợ thương mại tại các cửa khẩu

Thấp Hợp lý Cao

Dịch vụ kho, bãi, bảo quản hàng hóa 0,0% 26,1% 73,9% Dịch vụ vận chuyển, giao nhận 0,0% 30,6% 69,4% Dịch vụ gia công, đóng gói, bao bì 0,0% 27,9% 72,1% Dịch vụ lao động, bốc dỡ hàng hóa 0,0% 41,4% 58,6% Dịch vụ thanh toán, thu đổi ngoại tệ 13,5% 59,5% 27,0%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu biên giới Việt – Trung đang phát triển nên chi phí dịch vụ hỗ trợ thương mại được các doanh nghiệp đánh giá là cao so với chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát, chỉ có dịch vụ thanh toán, thu đổi ngoại tệ nhưđược đề cập ở trên là có mức chi phí hợp lý, còn lại đều ở mức cao. 59,5% các doanh nghiệp được hỏi cho rằng chi phí dịch vụ thanh

toán, thu đổi ngoại tệ là hợp lý, đồng thời 13,5% cho rằng là thấp và 27,0% cho rằng là cao. Trong khi đó, hầu hết các dịch vụ hỗ trợ còn lại được đại đa số các doanh nghiệp cho rằng là cao, không có doanh nghiệp nào cho rằng thấp, chỉ một số ít doanh nghiệp được hỏi cho rằng là hợp lý.

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 112 - 114)