Đánh giá chung về lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 127)

8. Kết cấu nội dung luận án

2.3. Đánh giá chung về lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu

các ca khu biên gii Vit – Trung

2.3.1. Mt s li thế

Thứ nhất, so với hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp. Các cửa khẩu biên giới Việt – Trung chính là những cửa ngõ thuận lợi cho các doanh nghiệp phân phối trực tiếp hàng hóa vào thị trường Trung Quốc, làm giảm chi phí trung gian xuất khẩu hàng hóa. Xuất khẩu hàng hóa đi qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung là tuyến đường ngắn nhất tới các vùng phía Tây và Tây Nam của Trung Quốc, đã phần nào đó làm giảm chi phí vận tải hàng hóa. Ngoài ra, chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu, phí, lệ phí của Trung Quốc đã làm cho hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh về chi phí.

Thứ hai, hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt ở loại hình cửa khẩu. Bên cạnh được xuất khẩu qua các cửa khẩu quốc tế, hàng hóa còn được xuất qua các cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ, lối mở biên giới. Điều kiện về cửa khẩu cũng đã ảnh hưởng tích cực đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, các cửa khẩu đều được kết nối hạ tầng giao thông thuận lợi, cửa ngõ trực tiếp vào thị trường Trung Quốc rộng lớn, cầu nối trong hợp tác khu vực và trọng tâm trong hợp tác giữa hai nước để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc.

Thứ ba, hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt đối với mặt hàng xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu đa dạng hơn về chủng loại, chất lượng nhiều mức độ từ thấp đến cao, quy cách, bao bì, nhãn mác linh hoạt. Hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung không chỉ từ các tỉnh biên giới, các tỉnh, thành khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam mà còn có xuất xứ từ nước (hoặc vùng lãnh thổ) thứ ba. Việc các doanh

nghiệp tăng cường xuất khẩu hàng hóa của nước hoặc vùng lãnh thổ thứ ba qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sang Trung Quốc, trong một chừng mực nào đó, đã tạo ra sức ép cạnh tranh đối với các nhà sản xuất của Việt Nam. Hàng hóa của nước và vũng lãnh thổ thứ ba đã tạo ra sức ép khiến cho các nhà sản xuất Việt Nam phải tăng cường đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể mở rộng và chiếm lĩnh được thị trường không chỉ tại khu vực biên giới mà còn vào sâu trong thị trường nội địa Trung Quốc.

Thứ tư, sự phát triển của dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, tác động đến nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Hạ tầng kỹ thuật cửa khẩu biên giới Việt – Trung đã từng bước được đầu tư phát triển, dịch vụ kho, bãi, gia công, đóng gói, giao nhận, vận chuyển khu vực cửa khẩu biên giới Việt – Trung đã được nâng cấp và mở rộng, kết nối với các hệ thống giao thông quan trọng của Việt Nam và Trung Quốc. Hoạt động quản lý và điều hành tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có nhiều cải thiện, thuận lợi hóa thương mại tại cửa khẩu đã đạt được nhiều tiến triển. Bên cạnh đó, dịch vụ thanh toán biên mậu cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh về chi phí và sự khác biệt trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Thứ năm, hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh về thương nhân. Môi trường cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung đã thu hút được sự tham gia lượng lớn các thương nhân không chỉ từ các tỉnh biên giới Việt – Trung mà còn từ các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam. Thương nhân tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung ngày càng đa dạng và phong phú, không chỉ tăng nhanh về số lượng, mà còn phát triển về khả năng và nguồn lực. Thương nhân tham gia kinh doanh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung không chỉ gồm các tập đoàn, tổng công ty, công ty lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn có các doanh nghiệp siêu nhỏ hay hộ kinh doanh biên giới.

Thứ sáu, Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới đã xây dựng những cơ chế, chính sách quản lý, điều hành có tác động đến nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Các cơ chế, chính sách quản lý đã tạo ra sự khác biệt về cửa khẩu, xúc tiến mở rộng thị trường Trung Quốc, khuyến khích, nâng cao năng lực cho thương nhân, tăng cường dịch vụ hỗ trợ thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cũng như giảm chi phí cho hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam đã tăng cường hợp tác với phía Trung Quốc cũng như xây dựng cơ chế chính sách quản lý và điều hành đã tác động đến phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Thứ bảy, cơ chế, chính sách ưu đãi biên mậu của Trung Quốc tương đối ổn định và ngày càng thuận lợi hóa đã nâng cao lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí biên mậu của Trung Quốc đã nâng cao lợi thế cạnh tranh về giá cho hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Ngoài ra, sự đầu tư về hạ tầng kỹ thuật cửa khẩu, hệ thống giao thông đường bộ kết nối cửa khẩu đã tạo điều kiện cho hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung ngày càng sâu hơn vào thị trường nội địa của Trung Quốc.

2.3.2. Mt s hn chế

Một là, cơ chế quản lý và điều hành còn nhiều bất cập, nhất là phân cấp quản lý giữa Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới chưa linh hoạt đã làm cho lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung không được phát huy tối đa. Các biện pháp điều hành chỉ mang tính tình thế, nhất thời, chưa có những định hướng dài hạn, chưa tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa chi phí cho hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Bên cạnh đó, văn bản quy phạm pháp luật quản lý và điều hành liên quan đến hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung còn chồng

chéo, chưa khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Hai là, các điều ước song phương có liên quan giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa được thúc đẩy triển khai hiệu quả nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí cho hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Những quy định tại các điều ước có liên quan về cửa khẩu, vận tải đường bộ, kiểm dịch y tế biên giới, tránh đánh thuế hai lần, công nhận lẫn nhau, thanh toán và các vấn đề khác chưa được thực hiện hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Ngoài ra, Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới Việt – Trung ký năm 1998 không còn phù hợp với tình hình thực tế, có những tác động bất lợi đến điều kiện về cửa khẩu, cản trở hoạt động của thương nhân, không còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu cũng như những vấn đề khác có liên quan đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Trung.

Ba là, bên cạnh phát huy tốt lợi thếđối với các cửa khẩu đã được hai nước thỏa thuận, việc mở ra cho xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới chưa có thỏa thuận hai bên, nhất là cho xuất khẩu hàng hóa của nước thứ ba đã tạo ra những ảnh hưởng bất lợi đối với lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Phía Trung Quốc chỉ cho cư dân biên giới hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày tại vùng biên giới, nên khi các cơ quan chức năng của Trung Quốc tăng cường kiểm soát, hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới này bị ngưng trệ. Các cơ chế hợp tác hai bên, nhất là cơ chế hợp tác giữa các địa phương biên giới chưa được khai thác hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở mà hai nước đang trong quá trình đàm phán mở hoặc nâng cấp chính thức.

Bốn là, dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu chưa thực sự tác động mạnh đến phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới

Việt – Trung. Các dịch vụ kho, bãi, gia công, đóng gói, giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ cũng như dịch vụ thanh toán, thu đổi ngoại tệ mới chỉ phần nào ảnh hưởng thuận lợi. Tuy nhiên dịch vụ hỗ trợ thủ tục hành chính của các lực lượng chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu thì ảnh hưởng rất bất lợi đến phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. So với phía Trung Quốc thì thủ tục hành chính tại các cửa khẩu Việt Nam phức tạp, rườm rà hơn nhiều, thời gian thông quan thì chậm hơn, ngoài ra hầu hết thương nhân còn phải trả những khoản chi phí bên ngoài.

Năm là, điều kiện về cầu của thị trường Trung Quốc mới chỉ khai thác ở mức độ rất nhỏ, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trong giai đoạn 2006 – 2014 mới chỉ chiếm khoảng 0,38% (hàng Việt Nam chiếm 0,15% và hàng nước thứ ba chiếm 0,23%) tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. Do chưa có cơ chế phân định hữu hiệu đối với hàng hóa Việt Nam và hàng hóa có xuất xứ từ nước (hoặc vùng lãnh thổ) thứ ba xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung nên hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ thâm nhập và mở rộng vào sâu trong thị trường nội địa của Trung Quốc còn có những bất cập.

Sáu là, môi trường cạnh tranh của thương nhân chưa được tạo dựng thuận lợi, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, ép giá, ép cấp, tự cạnh tranh lẫn nhau thường xuyên xảy ra. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung chưa được cung cấp đầy đủ về cơ chế, chính sách quản lý và điều hành của cả Việt Nam và Trung Quốc, cũng như chưa được cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin về cửa khẩu, thị trường, giá cả hàng hóa.

Bảy là, các cơ chếđặc thù tại các khu vực cửa khẩu biên giới chưa được tạo dựng để phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Các khu thương mại tự do hoặc các khu hợp tác kinh tế qua biên giới, có thể thúc đẩy điều kiện về cửa khẩu, phát triển dịch vụ hỗ trợ thương mại nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cả về chi phí thấp và sự khác biệt đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, nhưng vẫn đang trong

quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, cơ chế chợ biên giới là một đặc thù trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung chưa được khai thác hiệu quả.

Tóm tt Chương 2

Nói tóm lại, trong chương 2, tác giả đã phân tích thực trạng nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Cửa ngõ trực tiếp vào thị trường Trung Quốc, cầu nối tuyến đường ngắn nhất của các vùng phía Tây và Tây Nam của Trung Quốc đến cảng biển, chi phí thấp hơn về thuế, phí, lệ phí chính là lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Trong khi đó, lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung đó là khác biệt về thương nhân, khác biệt về hàng hóa, khác biệt về thanh toán, khác biệt về loại hình cửa khẩu.

Đồng thời, tác giảđã phân tích và đánh giá những nhân tốảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Các nhân tố ảnh hưởng đó là điều kiện về cửa khẩu biên giới Việt – Trung, điều kiện về cầu của thị trường Trung Quốc, dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu, môi trường cạnh tranh thương nhân, quản lý và điều hành của các cơ quan nhà nước Việt Nam và cơ chế, chính sách của Trung Quốc.

Trên cơ sở phân tích thực trạng nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, tác giả đã đánh giá về một số lợi thế và một số hạn chế. Những phân tích và đánh giá trong Chương 2 sẽ là tiền đề để tác giả đề xuất định hướng giải pháp trong Chương 3.

CHƯƠNG 3 – ĐỊNH HƯỚNG GII PHÁP PHÁT HUY LI TH

CNH TRANH CA VIT NAM TRONG XUT KHU HÀNG HÓA QUA CÁC CA KHU BIÊN GII VIT - TRUNG

3.1. Bi cnh và nhng vn đề đặt ra đối vi phát huy li thế cnh tranh trong xut khu hàng hóa qua các ca khu biên gii Vit – Trung

3.1.1. Bi cnh

3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 được đề ra tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh:

Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Có thể thấy, tình hình quốc tế trong những năm tới sẽ có những thay đổi nhanh, phức tạp và khó lường. Tuy nhiên, hòa bình, hợp tác và phát triển sẽ tiếp tục là xu thế lớn. Bối cảnh quốc tế tác động đến phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trong những năm tới như sau:

Thứ nhất, toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia,

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 127)