Số lượng, quy mô và loại hình thương nhân

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 115 - 117)

8. Kết cấu nội dung luận án

2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng

2.2.4.1. Số lượng, quy mô và loại hình thương nhân

* Số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung tăng nhanh

Từ năm 2006 đến năm 2013, số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và dịch vụ hỗ trợ thương mại tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung tăng xấp xỉ 2,5 lần, từ hơn 1.000 thương nhân năm 2006 đã tăng lên 2.639 thương nhân năm 2013. Số lượng các thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và dịch vụ hỗ trợ thương mại tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung tăng nhanh phần lớn là sự tham gia mạnh mẽ của các thương nhân từ các tỉnh, thành phố khác trên cả

nước; bên cạnh đó, một số thương nhân bổ sung hoặc chuyển đổi từ lĩnh vực khác sang kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và dịch vụ hỗ trợ thương mại tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung; đồng thời có một số thương nhân mới được thành lập kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và dịch vụ hỗ trợ thương mại tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

* Về quy mô của các thương nhân hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung

Quy mô của các thương nhân hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung: chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực tài chính hạn chế, hầu hết là các doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên, do điều kiện cửa khẩu nên chu kỳ kinh doanh ngắn, thu vốn nhanh nên doanh thu của các thương nhân thường lớn so với vốn. Năm 2013, với 1.107 thương nhân và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung đạt 8.280,2 triệu USD thì trung bình doanh thu của mỗi thương nhân là 7,48 triệu USD.

Do đặc thù của tuyến biên giới đất liền, các thương nhân tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc nắm bắt thông tin, nhu cầu của thị trường Trung Quốc để từđó phát triển mặt hàng xuất khẩu. Đặc biệt, các thương nhân của Việt Nam thường có những bạn hàng truyền thống, tin cậy bên phía Trung Quốc, công tác đàm phán, trao đổi luôn nhanh chóng, thuận tiện, có độ tin cậy cao trong việc giao hàng cũng như thanh toán tiền hàng.

* Về loại hình thương nhân hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung

Thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung rất đa dạng và phong phú. Theo kết quả khảo sát, có 6 loại hình thương nhân chính hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, bao gồm doanh nghiệp nhà nước có vốn sở hữu, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân,

đặc biệt là hộ kinh doanh khu vực biên giới Việt – Trung. Trong đó, các công ty TNHH chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,7%, các doanh nghiệp tư nhân chiếm 31,5%, các công ty cổ phần chiếm khoảng 18%, công ty có vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu là vốn từ Trung Quốc) chiếm khoảng 7,2%, đặc biệt có sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước có vốn sở hữu với 2,7% và hộ kinh doanh biên giới với 1,9%.

Bảng 2. 15. Tỷ lệ các loại hình thương nhân kinh doanh xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung

Doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)

Doanh nghiệp nhà nước có vốn sở hữu 3 2,7

Công ty TNHH 43 38,7

Công ty cổ phần 20 18,0

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài 8 7,2

Doanh nghiệp tư nhân 35 31,5

Hộ kinh doanh biên giới 2 1,9

Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả

2.2.4.2. Sự tham gia của thương nhân từ nhiều tỉnh, thành của Việt Nam Theo tổng hợp Báo cáo của Ban Chỉ đạo Thương mại biên giới và hồ sơ tờ

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 115 - 117)