8. Kết cấu nội dung luận án
3.2.2. Định hướng chủ yếu
(1) Lấy hiệu quả kinh tế - thương mại để định hướng phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Phải đảm bảo lấy hiệu quả kinh tế - thương mại để định hướng phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, kết hợp nội lực với ngoại lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - thương mại. Bên cạnh đó, phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để các tỉnh biên giới khai thác và phát huy được thế mạnh và tiềm năng của mình, hợp tác và liên kết với các tỉnh, thành khác trên cả nước cũng như kết nối với thị trường Trung Quốc và thị trường quốc tế.
(2) Phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung nhằm phát triển những khu thương mại vùng biên năng động.
Phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung nhằm phát triển những khu thương mại vùng biên năng động, có thế và lực cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường Trung Quốc và thị trường quốc tế. Phát triển những khu thương mại vùng biên thực sự trở thành những khu trung chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam, các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới với Trung Quốc, góp phần nâng cao khả năng mở rộng và phát hiện nhu cầu mới của thị trường Trung Quốc.
(3) Phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành từ Trung ương đến địa phương. Hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành linh hoạt nhưng đảm bảo hiệu quả từ Trung ương đến địa phương đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Trong đó, phân định trách nhiệm quản lý và điều hành giữa Trung ương và địa phương, hạn chế quản lý và điều hành trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành đối với hoạt động xuất khẩu
hàng hóa của các doanh nghiệp qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Phân cấp hợp lý về quản lý và điều hành cho UBND các tỉnh biên giới, đồng thời xây dựng nguyên tắc để tạo điều kiện thuận lợi cho UBND các tỉnh biên giới trong việc chủ động tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.
(4) Phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung nhằm khuyến khích phát triển doanh nghiệp cả về chiều rộng và chiều sâu. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chuyên môn hóa phải là trọng tâm phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp sẽ góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt, không chỉ khuyến khích doanh nghiệp trực tiếp tham gia xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung mà còn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển dịch vụ hỗ trợ thương mại tại khu vực cửa khẩu biên giới Việt – Trung.
(5) Phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung theo xu hướng tự do hóa và thuận lợi hóa. Tiến trình tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại không chỉ diễn ra trên toàn cầu, từng khu vực, từng thị trường mà còn trong từng lĩnh vực, ngành kinh tế của mỗi quốc gia. Phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung cần theo xu hướng tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, cần thúc đẩy cải thiện về điều kiện cửa khẩu và tập trung nguồn lực phát triển dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu nhằm thuận lợi hóa hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại cửa khẩu biên giới Việt – Trung.
(6) Phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trên cơ sở cân đối hợp tác với Trung Quốc. Cân đối hợp tác với Trung Quốc là cơ sở thiết yếu nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Bên cạnh hợp tác giữa Chính phủ, các Bộ, ngành, hợp tác giữa chính quyền địa phương các cấp hai bên biên giới
giữa Việt Nam và Trung Quốc cần được coi trọng và đẩy mạnh. Coi hợp tác là một biện pháp chiến lược nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, nhưng hợp tác không có nghĩa là chỉ chú trọng vào lợi ích trước mắt mà cần phải xây dựng những bước đi cụ thể và những chiến lược lâu dài. Việt Nam cần phải chủđộng và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế - thương mại với chính trị, hợp tác Việt – Trung phải trên cơ sở cùng có lợi, cùng ổn định và phát triển vùng biên giới, cùng tồn tại hòa bình, cùng đảm bảo an ninh, quốc phòng, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
(7) Phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trên cơ sở chủđộng khai thác cơ chế của Trung Quốc. Phát
huy tối đa về điều kiện địa – kinh tế của các cửa khẩu biên giới đất liền Việt – Trung trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Đồng thời, tại từng thời điểm, tận dụng tối đa cơ chế ưu đãi kinh tế - thương mại vùng biên giới của Trung Quốc để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Tuy nhiên, để phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, Việt Nam cần phải chủđộng khai thác các cơ chế của Trung Quốc. Hạn chế phụ thuộc vào các cơ chế ưu đãi biên mậu hoặc kinh tế - thương mại vùng biên giới của Trung Quốc trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.
(8) Phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung theo hướng hiện đại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc, đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường khu vực biên giới và miền núi. Quy hoạch theo hướng hiện đại, kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc, đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái khu vực biên giới và miền núi để phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Đồng thời, phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung đảm bảo khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.