8. Kết cấu nội dung luận án
1.1. Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền
1.1.1.1. Xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới đất liền
Do gần gũi vềđịa lý và có nhiều nét tương đồng trong phong tục tập quán, những mối giao lưu văn hóa – xã hội và kinh tế - thương mại đã trở thành quan hệ láng giềng truyền thống giữa nhân dân hai nước có chung biên giới. Hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới đã được hình thành từ lâu đời, trở thành quan hệ truyền thống và là tất yếu khách quan không thể thiếu trong lịch sử phát triển của các nước có chung biên giới, mặc dù ở những giai đoạn khác nhau thì có những mức độ và đặc điểm khác nhau.
Xuất phát từ nhu cầu tự nhiên về mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân các khu vực biên giới, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới dần phát triển trên cơ sở phát triển kinh tế hàng hóa. Có thể nói, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền là một trong những hình thức kinh tế đối ngoại được hình thành sớm nhất, tạo thành bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế - thương mại tại khu vực biên giới giữa hai quốc gia láng giềng. Sự hình thành và phát triển của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền gắn liền với sự phát triển của nhu cầu trao đổi hàng hóa và sự hình thành và phát triển về chính trị giữa hại quốc gia có chung biên giới.
Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền mang đầy đủ những đặc điểm của thương mại quốc tế, được lôi cuốn theo xu thế tự do hóa thương mại, toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới. Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa
khẩu biên giới đất liền cũng dựa trên lợi thế của mỗi nước như thương mại quốc tế, phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương mà mỗi quốc gia ký kết hoặc gia nhập. Cũng như thương mại quốc tế, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền biểu hiện phân công quốc tế giữa hai nước láng giềng, tạo khả năng phát huy tối đa các nhân tố sản xuất ở khu vực biên giới, khơi dậy sức sản xuất và thúc đẩy sự phát triển khu vực biên giới giữa các nước láng giềng.
Ngoài ra, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền còn mang những đặc thù riêng xuất phát từđiều kiện địa lý liền kề, sự tương đồng về tự nhiên, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn ngữ và mối quan hệ mật thiết lâu đời của nhân dân hai bên. Những đặc thù riêng của hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền như phạm vi, quy mô, phương thức trao đổi hàng hóa và dịch vụ; những cơ chế, chính sách nhằm thuận lợi hóa thương mại tại cửa khẩu; hoặc những ưu đãi hơn về hàng hóa, thuế quan, phi thuế quan, dịch vụ hỗ trợ tại cửa khẩu.
Những đặc thù riêng của xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền cũng được quy định trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương. Theo quy định của WTO, “thương mại biên giới” hàm ý như một cơ chế thương mại đặc biệt, một ngoại lệ không bị ràng buộc và được quy định rõ ràng trong các điều khoản riêng rẽ của WTO. Các quốc gia có chung đường biên giới đất liền có thểđơn phương hoặc song phương dành cho nhau những ưu đãi riêng, đặc thù.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cùng với sự phát triển của các điều kiện về cơ sở hạ tầng, khoa học và công nghệ thông tin, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền không những chỉ trong phạm vi khu vực biên giới, mà còn vượt ra trở thành những “cửa ngõ” và “cầu nối” trung chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước có chung biên giới, giữa các nước trong khu vực và toàn cầu. Do vậy, phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền là yêu cầu khách quan về hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia trong bối cảnh hiện nay.