8. Kết cấu nội dung luận án
2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng
2.2.2.2. Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sang thị
a) Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc
Với một thị trường đầy tiềm năng và có kim ngạch nhập khẩu hàng đầu thế giới như Trung Quốc, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này còn ở mức khiêm tốn. Trong giai đoạn 2010-2014, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ lệ từ 0,52% đến 0,76%, đạt mức trung bình là 0,65% so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc.
Bảng 2. 8. So sánh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc với tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2010-2014
(Đơn vị tính: triệu USD)
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Xuất khẩu của VN sang TQ 7.308 11.125 12.388 13.250 14.900 Tổng nhập khẩu của TQ 1.394.800 1.743.400 1.817.800 1.950.000 1.960.290 Tỷ lệ (%) 0,52 0,64 0,68 0,68 0,76
Nguồn: Bộ Công Thương [14]
Năm 2014, tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới đạt gần 2.000 tỷ USD, trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt 14.9 tỷ USD, bằng 0,76%. Xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc không cao là một trong những nguyên nhân Việt Nam bị mất cân bằng cán cân thương mại với Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua.
b) Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trong cả giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2014 đạt xấp xỉ 48,8 tỷ USD, tương đương
với 2/3 so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong cùng thời kỳ. Mặc dù tỷ lệ tăng không đều giữa các năm, thậm chí năm 2009 và năm 2012 có tỷ lệ kim ngạch giảm so với năm 2008 và 2011 tương ứng, hoặc năm 2014 có tỷ lệ tăng không đáng kể so với năm 2013, tuy nhiên tốc độ tăng trung bình kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung vẫn đạt mức tương đối cao, với 24,7% một năm trong giai đoạn 2006-2014.
Từ năm 2006 đến 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Trong giai đoạn 2006- 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung chiếm tỷ lệ trung bình 57,9% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Mặc dù vậy, không có nghĩa là Việt Nam xuất siêu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sang thị trường Trung Quốc. Hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung không những chỉ của Việt Nam, mà còn hàng hóa của nước hoặc vùng lãnh thổ thứ ba xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.
Biểu đồ 2.7. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu Việt – Trung giai đoạn 2006-2014 Triệu USD 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng kim ngạch Việt Nam Nước thứ ba
Tính chung trong cả giai đoạn 2006-2014, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có tốc độ tăng kim ngạch bình quân chỉ là 13,9%/năm, chiếm 50,94% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Trong khi đó, hàng hóa của nước hoặc vùng lãnh thổ thứ ba xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có tốc độ tăng kim ngạch trung bình 57,6%/năm, chiếm 49,065% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.
Do sự chênh lệch về mức tăng kim ngạch lớn, trong giai đoạn 2006-2014, tỷ trọng hàng hóa của Việt Nam trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có xu hướng giảm, ngược lại tỷ trọng hàng hóa của nước hoặc vùng lãnh thổ thứ ba trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 2006-2009, hàng hóa của Việt Nam chiếm tỷ trọng trung bình là 66,4%, hàng hóa của nước hoặc vùng lãnh thổ thứ ba chiếm tỷ trọng trung bình chỉ 33,6% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010-2014, hàng hóa của Việt Nam chỉ còn chiếm tỷ trọng trung bình 38,6%, trong khi hàng hóa của nước hoặc vùng lãnh thổ thứ ba tăng lên chiếm tỷ trọng trung bình tới 61,4% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.
Tương tự như kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong giai đoạn 2010-2014, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sang thị trường Trung Quốc cũng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sang Trung Quốc giai đoạn 2010-2014 chỉ chiếm trung bình 0,38% so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Như vậy, điều kiện cầu về thị trường của Trung Quốc còn rất lớn đối với hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, không những chỉ hàng
hóa từ Việt Nam mà còn hàng hóa từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trong giai đoạn 2010-2014 mới chỉ bằng 0,15% tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. Trong khi đó, hàng hóa từ nước thứ ba xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trong giai đoạn 2010-2014 chiếm 0,23% tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc.
Bảng 2. 9. So sánh kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung với tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2010-2014
(Đơn vị tính: triệu USD)
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng nhập khẩu của TQ 1.394.800 1.743.400 1.817.800 1.950.000 1.960.290 Xuất khẩu biên giới Việt – Trung 5.174,80 6.890,90 5.186,20 8.280,20 8.329,50 0,37% 0,40% 0,29% 0,42% 0,42% Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 1.845,10 2.796,00 2.260,80 3.038,30 3.032,32 0,13% 0,16% 0,12% 0,16% 0,15% Xuất khẩu hàng nước thứ ba 3.329,70 4.094,90 2.925,40 5.241,90 5.297,18 0,24% 0,23% 0,16% 0,27% 0,27%
Nguồn: Ban Chỉ đạo Thương mại biên giới [14]