Kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh của Ca-na-đa trong xuất khẩu

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 64 - 67)

8. Kết cấu nội dung luận án

1.3. Kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa

1.3.1.2. Kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh của Ca-na-đa trong xuất khẩu

khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Ca-na-đa – Mỹ

Ca-na-đa có chung đường biên giới đất liền với Mỹ dài 8.891 km, trong đó bao gồm 2.477 km với Alaska. Trên toàn tuyến biên giới Ca-na-đa – Mỹ hiện có 119 cặp cửa khẩu được mở cho hoạt động qua lại của người, phương tiện và hàng hóa [53]. Theo thống kê của Liên minh Thương mại biên giới Ca-na-đa – Mỹ, năm 2010, trung bình một ngày có 28.814 xe vận tải hàng hóa, 140.728 xe ô-tô và phương tiện khác; với khoảng 300.000 người qua lại biên giới Ca-na-đa – Mỹ. Năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa qua biên giới Ca-na-đa – Mỹđạt 455 tỷ

USD. Trung bình một ngày có trên 1,2 tỷ USD hàng hóa được xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Ca-na-đa – Mỹ, trong đó cửa khẩu lớn nhất là “Cầu Ambassador” giữa Windsor, Ont. và Detroit với kim ngạch khoảng 450 triệu USD một ngày [53].

Ca-na-đa đã phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Ca-na-đa – Mỹđể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Ca- na-đa đã tận dụng điều kiện địa – kinh tế của tuyến biên giới Ca-na-đa – Mỹ cũng như điều kiện cầu của thị trường Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của của Ca-na-đa qua các của khẩu biên giới Ca-na-đa – Mỹ đạt 276.6 tỷ USD, chiếm 85.3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Ca-na-đa vào thị trường Mỹ; năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Ca-na-đa qua các cửa khẩu Ca-na-đa – Mỹ đạt 283.9 tỷ USD, tăng 2.7% so với năm 2012, chiếm 85.5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Ca-na-đa vào thị trường Mỹ [53].

Ca-na-đa và Mỹ đã thành lập Liên minh Thương mại biên giới Ca-na-đa – Mỹ nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết những khó khăn vướng mắc của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động qua các cửa khẩu biên giới hai nước. Liên hiệp Thương mại biên giới Ca-na-đa – Mỹ thường xuyên tổ chức các diễn đàn đối tác công – tư về các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ và đầu tư qua các cửa khẩu biên giới Ca-na-đa – Mỹ, từđó kiến nghịđối với công tác quản lý và điều hành của hai nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh qua biên giới.

Thông qua Liên minh Thương mại Biên giới, Ca-na-đa và Mỹ thực hiện mục tiêu: hòa nhập lợi ích của các tổ chức và cá nhân hai nước trong một nỗ lực hợp tác chung để giải quyết những vấn đề, những nhu cầu cũng như những khó khăn vướng mắc; đều đặn tham vấn các cơ quan quản lý chính phủ liên bang, bang/tỉnh và địa phương về thương mại biên giới, nguồn lực, thông lệ và chính sách qua biên giới; tạo ra một diễn đàn để huy động đối tác công – tư tương ứng và hiệu quả; tập trung

vào nâng cao năng lực qua biên giới hai nước; tiến hành quy trình qua lại của người và hàng hóa đảm bảo hợp lệ; dành ưu tiên cho những hoạt động cần thiết; giới thiệu công nghệ tiên tiến; củng cố và duy trì một cơ sở dữ liệu để đưa ra những phân tích và đánh giá nhằm giải quyết những vấn đề liên quan; tối đa hóa hoạt động thương mại biên giới và tạo việc làm; khuyến khích phát triển kinh tế và du lịch giữa hai nước; giảm nhẹ tắc nghẽn biên giới và giảm ô nhiễm môi trường; phát triển chiến lược và giải pháp để tạo hình thành chính sách công và loại trừ những trở ngại để thúc đẩy qua lại của hàng hóa và người thuận tiện hơn.

Ca-na-đa và Mỹđã thực hiện những mục đích, thông qua Liên minh Thương mại Biên giới, thống nhất lợi ích biên giới giữa hai nước trên toàn thị trường nội địa; thúc đẩy những vấn đề liên quan và hợp nhất những hoạt động với tổ chức khu vực; tăng cường hoạt động thương mại và du lịch hai chiều giữa hai nước; hỗ trợ hoạt động thương mại biên giới hai nước để đáp ứng những thách thức cho giai đoạn tới; tạo ra một cơ quan chỉđạo song phương về các lĩnh vực công và tưđối với giải pháp về những vấn đề, nhu cầu thương mại biên giới có liên quan; lấp đầy khoảng trống cần thiết mà không được cơ cấu trong các tổ chức khu vực, địa phương hiện hành; tạo điều kiện thu thập hoặc tra cứu cơ sở dữ liệu thông qua cung cấp các tài liệu cần thiết và những đặc trưng của biên giới hai nước; phát triển giải pháp và khởi xướng những hoạt động thiết yếu; giám sát hoạt động biên giới và cải thiện thủ tục, công nghệ và chính sách thông quan cửa khẩu.

Hoạt động của Liên minh Thương mại Biên giới Ca-na-đa – Mỹ tập trung vào những lĩnh vực như: hải quan, xuất nhập cảnh, hạ tầng cơ sở, thiết bị kỹ thuật, phân bố ngân sách, giao thông vận tải, vấn đề thương mại, du lịch, bán lẻ, vấn đề môi trường, nghiên cứu và đánh giá. Về quy trình xuất nhập qua biên giới, cải thiện năng lực phối hợp giữa các lực lượng chức năng quản lý của khẩu ngày càng hiệu quả, thống nhất, đồng bộ, giảm thời gian tại cửa khẩu, hài hòa thủ tục hai bên và tương đồng trong thực thi chính sách, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại và chia sẻ thông tin hai bên. Về vận tải, tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận dịch vụ vận tải giữa hai bên biên giới. Về hạ tầng kỹ thuật, không ngừng nâng cấp, mở rộng đường giao

thông, các hành lang thương mại và ưu đãi địa phương. Về du lịch kết hợp bán lẻ, tối đa hóa hoạt động thăm quan, mua bán, trao đổi hai chiều.

Nhìn chung, Ca-na-đa rất coi trọng thị trường Mỹ, một thị trường lớn và liền kề. Đồng thời, Ca-na-đã đã khai thác rất tốt lợi thế của các cửa khẩu biên giới đất liền giữa hai nước, tăng cường hợp tác với Mỹ nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại tại cửa khẩu. Bên cạnh đó, Ca-na-đa đã phát triển một hệ thống các doanh nghiệp chuyên kinh doanh thương mại biên giới cũng như xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới vào thị trường Mỹ.

1.3.1.3. Kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh của Phần Lan trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Phần Lan – Nga [14]

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 64 - 67)