Dịch vụ kho, bãi, gia công, đóng gói, giao nhận, vận chuyển

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 110 - 112)

8. Kết cấu nội dung luận án

2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng

2.2.3.1. Dịch vụ kho, bãi, gia công, đóng gói, giao nhận, vận chuyển

Trong những năm qua, các dịch vụ kho, bãi, giao nhận, vận chuyển, gia công, đóng gói, bốc dỡ hàng hóa đang phát triển nhanh và mạnh tại các khu vực cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Chất lượng dịch vụ này cũng ngày càng tốt do tính cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu tư. Để hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung ổn định, dịch vụ kho, bãi, giao nhận, vận chuyển, gia công, đóng gói, bốc dỡ hàng hóa tại cửa khẩu cũng phát triển theo.

Bảng 2. 11. Dự án dịch vụ tại khu vực các cửa khẩu biên giới Việt – Trung

Cửa khẩu Quốc tế Song phương Phụ Lối mở

Số dự án 51 45 38 62

Trung bình 10,2 (51/5) 11,25 (45/4) 3,45 (38/11) 8,85 (62/7)

Nguồn: khảo sát của tác giả năm 2014

Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam chưa có những cơ chế, chính sách hay biện pháp hỗ trợ cụ thểđể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ kho, bãi, giao nhận, vận chuyển, gia công, đóng gói, bốc dỡ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Các doanh nghiệp đầu tư dịch vụ này cũng còn gặp nhiều vấn đề về cơ sở pháp lý cũng như hoạt động thu phí.

Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg ngày 25/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chếđiều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư dự án dịch vụ kho, bãi, giao nhận, vận chuyển, gia công, đóng gói, bốc dỡ hàng hóa tại cửa khẩu. Mặc dù vậy, đến hết năm 2014, tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, số lượng các doanh nghiệp cung ứng các loại dịch vụ này tại cửa khẩu còn chưa đáp ứng được yêu cầu so với khối lượng

hàng hóa được xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói riêng qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Tính đến tháng 12/2014, có 196 dự án dịch vụ kho, bãi, giao nhận, vận chuyển, gia công, đóng gói, bốc dỡ hàng hóa đầu tư tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Trong đó lối mở biên giới, mặc dù chịu nhiều rủi do khu chưa có thỏa thuận hai bên, nhưng lại có số lượng dự án đầu tư nhiều nhất là 62 dự án, trung bình gần 9 dự án/ 1 lối mở. Tỷ lệ trung bình cao nhất là tại các cửa khẩu song phương với hơn 11 dự án/ 1 cửa khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng dự án nhiều nhất tại 3 cửa khẩu quốc tế đường bộ, nếu không kể 2 cửa khẩu quốc tếđường sắt thì tỷ lệ trung bình cao nhất là tại các cửa khẩu quốc tế.

* Dịch vụ vận tải qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung

Việt Nam và Trung Quốc đã ký: Hiệp định vận tải đường bộ ngày 22/11/1994; Nghị định thư bổ sung, sửa đổi và Nghị định thư thực hiện Hiệp định ngày 11/10/2011; Hiệp định đường sắt biên giới ngày 8/3/1992, đang đàm phán bổ sung, sửa đổi Hiệp định này; đang đàm phán Thỏa thuận đi lại tự do trên cửa sông Bắc Luân. Ngoài Hiệp định song phương giữa hai nước, Việt Nam và Trung Quốc cùng tham gia Hiệp định tạo thuận lợi cho vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước GMS.

Về vận tải đường bộ, năm 2012 Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức thông xe tuyến vận tải hàng hóa từ Hải Phòng – Hà Nội – Cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) – Cửa khẩu Hà Khẩu – Côn Minh (Trung Quốc); và các tuyến: Hà Nội – Cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) – Cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) – Nam Ninh và tuyến Hà Nội qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) và cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) đến Thâm Quyến.

Việc thông xe tuyến vận tải quốc tếđường bộ Hà Nội – Nam Ninh và Hà Nội – Thâm Quyến qua cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan góp phần giảm thời gian chờ đợi và giảm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người và lưu thông hàng hóa, thương mại giữa hai nước. Đồng thời, Việt Nam và

Trung Quốc thực hiện cấp giấy phép đi vào khu vực giáp biên giới thuận tiện (cửa khẩu Tân Thanh và các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới khác).

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 110 - 112)