Những bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 69 - 73)

8. Kết cấu nội dung luận án

1.3. Kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa

1.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Mê-xi-cô – Mỹ, Ca-na-đa – Mỹ và Phần Lan – Nga về phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền, tác giả rút ra một số bài học như sau:

* Khai thác để phát huy lợi thế của các cửa khẩu biên giới đất liền

Với những thành quả của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật, hoạt động xuất nhập qua lại các cửa khẩu biên giới đất liền hiện không còn bó hẹp trong phạm vi khu vực biên giới, các cửa khẩu biên giới đất liền trở thành những “cửa ngõ” và “cây cầu” trung chuyển người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa và vật phẩm giữa hai nước có chung biên giới, các nước láng giềng, các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Với những điều kiện địa – kinh tế thuận lợi của các cửa khẩu biên giới đất liền, cả Mê-xi-cô, Ca-na-đa và Phần Lan đều tận dụng, khai thác lợi thế nhằm đẩy mạnh hoạt động giao lưu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường các nước có chung biên giới. Mê-xi-cô, Ca-na-đa và Phần Lan đều tập trung đầu tư về cơ sở hạ tầng như đường giao thông kết nối cửa khẩu, hạ tầng cửa khẩu, kho hàng, bến bãi cửa khẩu cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác cho hoạt động thông quan xuất khẩu hàng hóa.

* Coi trọng thị trường nước láng giềng

Do những nét tương đồng về văn hóa tiêu dùng, các quốc gia, các nhà sản xuất, các nhà xuất khẩu rất quan tâm đến thị trường các nước có chung biên giới hoặc các nước láng giềng. Với những điều kiện đặc thù, thị trường nước láng giềng có điều kiện cầu đa dạng về hàng hóa, đa dạng về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, đa dạng về phẩm cấp... Đặc biệt là đối với các thị trường vừa là láng giềng đồng thời vừa là thị trường lớn sẽ tạo nhiều lợi thế cho xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Mê-xi-cô và Ca-na-đa đều rất quan tâm đến thị trường Mỹ, khai thác những điều kiện thuận lợi vềđường bộ, đường sắt để tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Tương tự như vậy, Phần Lan có những chiến lược riêng của mình với thị trường Nga thông qua hệ thống cửa khẩu đường bộ, đường sắt giữa hai nước Phần Lan và Nga.

* Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại tại các cửa khẩu

Để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền, thuận lợi hóa thương mại đều được các nước quan tâm. Cả Mê-xi- cô, Ca-na-đa và Phần Lan đều không ngừng đơn phương hoặc thỏa thuận với các nước có chung biên giới nhằm tạo thuận lợi hóa thương mại tại các cửa khẩu biên giới đất liền. Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại tại các cửa khẩu biên giới đất liền có nghĩa là các quốc gia giảm thiểu các thủ tục hành chính đối với các dịch vụ công như xuất nhập cảnh người, phương tiện, kê khai hải quan, thủ tục khác tại cửa khẩu trong khi tăng cường phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng như vận chuyển, giao nhận, bến bãi, tài chính, tiền tệ, tiếp cận thị trường…

* Không ngừng nâng cao năng lực doanh nghiệp

Doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt trong việc tạo lập và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang thị trường các nước có chung biên giới, Mê-xi-cô, Ca-na-đa và Phần Lan đều xây dựng những cơ chế, chính sách hỗ trợ như nghiên cứu, đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho

các doanh nghiệp. Để tạo lập và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền, nước có chung biên giới cần phải không ngừng hỗ trợ, khuyến khích, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp.

* Quan tâm công tác quản lý và điều hành

Chính phủ các nước Mê-xi-cô, Ca-na-đa và Phần Lan đóng vai trò quan trọng đối với việc tạo lập, duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới. Không chỉ quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển mở rộng thị trường, thúc đẩy thuận lợi hóa tại các cửa khẩu, khuyến khích phát triển doanh nghiệp, tăng cường hợp tác với các nước có chung biên giới, các chính phủ Mê-xi-cô, Ca-na-đa và Phần Lan còn rất quan tâm đến công tác quản lý và điều hành hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền về mọi lĩnh vực như thương nhân, mặt hàng, dịch vụ, đặc biệt là điều tiết các luồng hàng hóa xuất khẩu để tạo lợi thế cạnh tranh cao.

* Tăng cường hợp tác với nước có chung biên giới

Mê-xi-cô, Ca-na-đa và Phần Lan đã duy trì mối quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực như đối ngoại, chính trị, văn hóa, xã hội và đặc biệt là lĩnh vực kinh tế - thương mại với nước có chung biên giới. Nhằm thúc đẩy thuận lợi lưu thông của người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm, các nước Mê-xi-cô, Ca-na-đa và Phần Lan đã tăng cường hợp tác giữa các cấp, các ngành từ chính phủ tới địa phương cũng như các cơ quan, tổ chức liên hiệp, hiệp hội, đoàn thể với Mỹ hoặc Nga. Trong khôn khổ các cơ chế tự do hóa thương mại đa phương, Mê-xi-cô, Ca-na-đa và Phần Lan đã thỏa thuận tạo điều kiện hơn nữa với Mỹ và Nga để cho hàng của các nước này được phân phối xuất khẩu sang thị trường nước có chung biên giới với những ưu đãi đặc thù.

Tóm tt Chương 1

Trong Chương 1, tác giả đã phân tích một số cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới

đất liền. Tác giả đã phân định một số khái niệm về lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền, bao gồm xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền và lợi thế cạnh tranh của quốc gia trong xuất khẩu hàng hóa. Tác giảđã phân tích đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển. Đồng thời đánh giá về sự cần thiết phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền.

Tác giả đã phân tích nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền, bao gồm lợi thế về chi phí thấp và lợi thế về sự khác biệt. Bên cạnh đó, xác định các nhân tốảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền, các nhân tốđó là: điều kiện về cửa khẩu, điều kiện về cầu của thị trường nước có chung biên giới, dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu, môi trường cạnh tranh của thương nhân, quản lý và điều hành của chính phủ và cơ chế, chính sách của nước có chung biên giới.

Ngoài ra, tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền của một số nước trên thế giới như Mê-xi-cô trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Mê-xi- cô – Mỹ, Ca-na-đa trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Ca-na-đa – Mỹ, Phần Lan trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Phần Lan – Nga để từđó rút nha những bài học kinh nghiệm.

Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền là tiền đề cho việc phân tích thực trạng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung tại Chương 2.

CHƯƠNG 2 – THC TRNG LI TH CNH TRANH CA VIT NAM TRONG XUT KHU HÀNG HÓA QUA CÁC CA KHU

BIÊN GII VIT - TRUNG

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 69 - 73)