8. Kết cấu nội dung luận án
1.2. Nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giớ
1.2.1. Nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu
của một nước với nước có chung biên giới, xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường nước có chung biên giới, đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu đồng thời nâng cao giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu.
1.2. Nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền và một số nhân tốảnh hưởng khẩu biên giới đất liền và một số nhân tốảnh hưởng
1.2.1. Nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền khẩu biên giới đất liền
Michael E. Porter (1998) xác định chi phí thấp và sự khác biệt là hai chiến lược căn bản để tạo giá trị và giành lợi thế cạnh tranh [6], [7]. Có được lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp tức là có được chi phí thấp thì giá đầu vào (nguyên liệu, nhân công, máy móc thiết bị và các yếu tố cấu thành khác) thấp, đồng thời có được chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí phân phối, tiêu thụ sản phẩm cũng thấp hơn. Bên cạnh đó, sự khác biệt tạo nên lợi thế cạnh tranh không chỉ khác biệt về sản phẩm và dịch vụ mà còn nhiều yếu tố cũng như điều kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh khác của hàng hóa.
Theo Li Ling-yee and Gabriel O. Ogunmokun (2001) [45], kỹ năng tổ chức chuỗi phân phối xuất khẩu nâng cao lợi thế chi phí thấp và lợi thế khác biệt. Kỹ năng tổ chức chuỗi phân phối xuất khẩu là một hình thức cạnh tranh đặc biệt về giá, sự khác biệt về dịch vụ và sản phẩm, giúp cho các doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu. Quản lý chuỗi cung ứng xuất khẩu có nghĩa là làm giảm chi phí đầu vào và tối đa hóa chi phí đầu ra cũng như tạo ra sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Đồng thời, Li Ling-yee và Gabriel O. Ogunmokun (2001) [45] cũng cho rằng nguồn lực và năng lực là hai nhân tố chính tạo lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa. Nguồn lực bao gồm kinh nghiệm, quy mô hoạt động, tài chính và cơ sở
vật chất của doanh nghiệp kết hợp với năng lực của doanh nghiệp về thông tin, xây dựng quan hệ bạn hàng nhập khẩu, phát triển mặt hàng, xây dựng quan hệ nhà cung cấp và rút ngắn chu kỳ kinh doanh tạo lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa.
Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa được tạo nên từ chi phí thấp và sự khác biệt. Chi phí thấp và sự khác biệt trong xuất khẩu hàng hóa được tạo ra bởi nhiều nhân tố. Nguồn lực tài chính cho hoạt động xuất khẩu làm tăng lợi thế chi phí thấp đồng thời nâng cao lợi thế khác biệt (Li Ling-yee và Gabriel O. Ogunmokun, 2001) [45]. Ngoài ra, sở hữu các nguồn lực tự nhiên tốt sẽ giúp hoạt động xuất khẩu giành được lợi thế chi phí và sự khác biệt. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu không lớn sẽ làm giảm chi phí đối với hàng hóa xuất khẩu, tạo ra lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, kinh nghiệm được xác định như một nhân tố tiềm năng cho lợi thế chi phí đối với xuất khẩu hàng hóa (Bonaccorsi A., 1992) [36].
Sơ đồ 1. 1. Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa
Nguồn: Mô tả của tác giả
Nhiều quan điểm tương tự cho rằng lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa bao gồm lợi thế về chi phí thấp và lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt. Chryssochoidis George & Vasilis Theoharakis (2004) [37] khi đánh giá về vai trò của cặp đôi xuất khẩu – nhập khẩu cũng cho rằng lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu (và nhập khẩu) hàng hóa bao gồm lợi thế về chi phí thấp và lợi thế về sự khác biệt. Kaleka Anna (2002) [40] khi phân tích nguồn lực và khả năng thúc đẩy lợi thế cạnh tranh trên trị trường xuất khẩu cũng thống nhất với quan điểm đó. Cùng có quan điểm tương tự, Leonidas C. Leonidou, Thomas A. Fotiadis, Paul Christodoulides,
Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa
Chi phí thấp
Stavroula Spyropoulou, Constantine S. Katsikeas (2015) [42] và Navarro Antonio, Fernando Losada, Emilio Ruzo & José A. Díez (2010) [51] cho rằng lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa bao gồm lợi thế về chi phí thấp và lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt.
Không phụ thuộc vào biên giới, lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền bao gồm lợi thế về chi phí thấp và lợi thế về sự khác biệt. Khoảng cách địa lý liền kề là lợi thế về sự khác biệt cũng như lợi thế chi phí thấp, đặc biệt là chi phí vận chuyển trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền [39]. Bên cạnh đó, còn những yếu tố khác tạo ra sự khác biệt và giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền, đó có thể là quan hệ đặc thù của các doanh nghiệp vừa và nhỏ qua biên giới [41].
Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền
Chi phí thấp Sự khác biệt
Sơ đồ 1. 2. Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền
Nguồn: Mô tả của tác giả