Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 28 - 30)

4.1. Đối tượng nghiên cu

Các vấn đề lý luận và thực tiễn về lợi thế và phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung dưới giác độ quản lý vĩ mô của Nhà nước ở Trung ương trong mối quan hệ với quản lý thương mại biên giới ở địa phương, nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung.

4.2. Phm vi nghiên cu

a) Về không gian:

- Về cửa khẩu: Luận án tập trung đánh giá lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các loại cửa khẩu biên giới Việt – Trung trên đất liền. Các cửa khẩu biên giới Việt – Trung được xác định theo Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới Việt – Trung ngày 07/11/1991; Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt – Trung ngày 18/11/2009; và Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền (thay thế Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/3/2005 của Chính phủ về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền).

- Về tỉnh biên giới Việt – Trung: trong 7 tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc, tỉnh Điện Biên chỉ có một cửa khẩu phụ A Pa Chải (Long Phú, Trung Quốc) phục vụ cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Vì vậy, địa điểm nghiên cứu không bao gồm tỉnh Điện Biên, chỉ nghiên cứu 27 cửa khẩu của 6 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu (gồm 9 cửa khẩu quốc tế và song phương, 11 cửa khẩu phụ và 7 lối mở biên giới).

- Về hoạt động: chủ yếu nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung và các dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu có liên quan, không nghiên cứu tổ chức hàng hóa từ vùng sản xuất đến khu vực cửa khẩu hoặc phân phối trên thị trường Trung Quốc.

- Về thương nhân: các nội dung phân tích và đánh giá chủ yếu tập trung vào các thương nhân Việt Nam xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sang thị trường Trung Quốc.

- Về hàng hóa: nghiên cứu hàng hóa của Việt Nam và hàng hóa nước thứ ba xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, không nghiên cứu về khâu sản xuất hàng hóa và dịch vụ giao nhận hàng hóa từ vùng sản xuất (Việt Nam hoặc nước thứ ba) đến khu vực cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

b) Về thời gian:

- Số liệu thứ cấp: được thu thập cho giai đoạn 2006 – 2014 (từ khi thực hiện Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới).

- Số liệu sơ cấp (điều tra): được thu thập vào năm 2013 và 2014.

- Thực trạng cơ chế, chính sách của Việt Nam và Trung Quốc được nghiên cứu từ 1991 đến nay và đề xuất giải pháp cho đến 2020, tầm nhìn 2025.

c) Về so sánh lợi thế cạnh tranh

Để nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, tác giả căn cứ vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào Trung Quốc qua các cảng biển của Trung Quốc để so sánh.

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 28 - 30)