Cầu nối tuyến đường ngắn nhất của các vùng phía Tây và Tây Nam

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 74 - 76)

8. Kết cấu nội dung luận án

2.1. Thực trạng nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa

2.1.1.2. Cầu nối tuyến đường ngắn nhất của các vùng phía Tây và Tây Nam

của Trung Quốc đến cảng biển

Chi phí vận tải thấp tạo ra lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Các tuyến đường vận tải khác nhau có sự khác nhau về chi phí vận tải bởi vì điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điều kiện về phương thức vận tải (thủy, bộ, sắt) và những điều kiện có liên quan khác nhau. Trong trường hợp các điều kiện này tương tự như nhau, tuyến đường ngắn hơn làm giảm chi phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500 Urumqi (Tân Cương)

Lhasa (Tây Tạng) Tây Ninh (Thanh Hải) Lan Châu (Cam Túc) Thành Đô (Tứ Xuyên) Trùng Khánh (Trùng Khánh) Quý Dương (Quý Châu) Côn Minh (Vân Nam)

Từ cảng Hải Phòng

Từ cảng gần nhất của Trung Quốc

Biểu đồ 2. 1. So sánh tuyến đường vận chuyển đến các vùng phía Tây và Tây Nam của Trung Quốc (giữa cảng Hải Phòng qua cửa khẩu và cảng gần nhất

của Trung Quốc)

Nguồn: Tổng hợp khảo sát của tác giả

Biểu đồ cho thấy rằng tuyến đường vận chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng đi qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung đến các tỉnh phía Tây và Tây Nam của Trung Quốc trung bình rút ngắn được từ 200 – 500 km so với từ các cảng biển gần nhất của Trung Quốc đến các vùng này. Tổng diện tích của 8 tỉnh/thành/khu Vân Nam, Quý Châu, Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Cam Túc, Thanh Hải, Tây Tạng và Tân Cương của Trung Quốc là trên 5,2 triệu km2, chiếm khoảng trên 54,2% diện tích của Trung Quốc. Như vậy, tuyến đường vận chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng đi qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung đến phần lớn diện tích của Trung Quốc là ngắn nhất.

Ngoài ra, tuyến đường vận chuyển hàng hóa khi xuất khẩu qua các cảng biển của Trung Quốc còn phải cộng thêm quãng đường từ cảng Hải Phòng (hoặc phải đi qua cảng Hải Phòng) đến các cảng biển của Trung Quốc. Tuyến đường từ cảng Hải Phòng (hoặc đi qua cảng Hải Phòng) đến một số cảng biển gần nhất của Trung Quốc như Phòng Thành khoảng trên 200 km, Khâm Châu khoảng trên 300 km và Bắc Hải khoảng 500 km.

Kết luận: xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc về chi phí thấp. Cửa khẩu biên giới Việt – Trung là cầu nối tuyến đường ngắn nhất của các vùng phía Tây và Tây Nam của Trung Quốc đến cảng biển. Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung giảm chi phí về tuyến đường vận chuyển hàng hóa.

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 74 - 76)