Cần tiếp tục phát huy lợi thế của cửa khẩu biên giới Việt – Trung

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 138 - 139)

8. Kết cấu nội dung luận án

3.1. Bối cảnh và những vấn đề đặt ra đối với phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất

3.1.2.1. Cần tiếp tục phát huy lợi thế của cửa khẩu biên giới Việt – Trung

hóa sang Trung Quốc như sau:

Thứ nhất, hệ thống các cửa khẩu biên giới Việt – Trung hoàn chỉnh. Các cửa khẩu biên giới Việt – Trung đều có cơ sở rõ ràng, bao gồm cơ sở pháp lý theo Hiệp định song phương giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc; thỏa thuận, trao đổi của các địa phương và có những lối mở chưa phải cặp cửa khẩu nhưng có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu có thỏa thuận hai bên (Hiệp định song phương hoặc thỏa thuận địa phương) đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, hoạt động ổn định, bền vững. Tuy nhiên, tại một số lối mở biên giới do Việt Nam đơn phương bố trí lực lượng chức năng quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, trong khi phía Trung Quốc chỉ là hoạt động mua bán, trao đổi cư dân biên giới thì thiếu tính ổn định, phụ thuộc vào sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước phía Trung Quốc. Bên cạnh đó, hầu hết các của khẩu đều được kết nối hạ tầng giao thông đường bộ và đường sắt thuận tiện, nhất là bên phía Trung Quốc, từ đó tạo ra lợi thế của các cửa khẩu biên giới Việt – Trung đối với xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.

Thứ hai, các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có vị trí chiến lược đối với xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Các cửa khẩu biên giới Việt – Trung không chỉ là cửa ngõ trực tiếp vào thị trường Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc mà còn vào sâu trong thị trường nội địa Trung Quốc rộng lớn. Các cửa khẩu biên giới Việt – Trung cũng là những của ngõ thông thương của một số tỉnh của Trung Quốc với khu vực và thế giới. Các cửa khẩu biên giới có vị trí chiến lược là cầu nối trong hợp tác ASEAN – Trung Quốc, sự phát triển của tuyến hành lang kinh tế GMS và trọng tâm trong hợp tác Việt – Trung.

Thứ ba, thỏa thuận của hai nước Việt Nam và Trung Quốc cũng như các chính sách khuyến khích, ưu đãi thương mại biên giới của Việt Nam và Trung Quốc

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 138 - 139)