Cơ chế biên mậu của Trung Quốc tương đối ổn định và ngày càng

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 123 - 127)

8. Kết cấu nội dung luận án

2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng

2.2.6.2. Cơ chế biên mậu của Trung Quốc tương đối ổn định và ngày càng

thuận lợi hóa

Kể từ năm 1991 đến nay, Trung Quốc điều chính chính sách biên mậu 3 lần: lần thứ nhất năm 1996, lần thứ 2 năm 1998 và lần thứ ba năm 2008 – hiện vẫn đang áp dụng. Như vậy, có thể thấy rằng cơ chế biên mậu của Trung Quốc là tương đối ổn định. Bên cạnh đó, quá trình điều chỉnh chính sách biên mậu của Trung Quốc theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại biên giới Việt – Trung nói chung và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

* Định mức miễn thuế nhập khẩu của cư dân biên giới ngày càng tăng

Chính sách ưu đãi biên mậu của Trung Quốc trước hết dành cho cư dân biên giới nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới khó khăn. Theo đó, Trung Quốc có cơ chế ưu đãi định mức miễn thuế nhập khẩu và thuế phải thu trong quá trình nhập khẩu (VAT) dành cho cư dân biên giới theo người / 1 ngày / 1 lượt. Qua các lần điều chỉnh chính sách, định mức miễn thuế dành cho cư dân biên giới ngày càng

được nâng lên, từ 1.000 NDT năm 1996, lên 3.000 NDT năm 1998 và 8.000 NDT (tương đương 28 triệu VND) năm 2008.

Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc dưới hình thức mua bán, trao đổi cư dân biên giới được miễn giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), không phải chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ về y tế, kiểm dịch động vật, thực vật, chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm (trừ trường hợp có thông báo dịch bệnh). Theo khảo sát của tác giả, tại các cửa khẩu có thỏa thuận hai bên, Trung Quốc chỉ thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với một vài lô hàng tại một số thời điểm chứ chưa từng áp dụng rộng rãi hoặc lâu dài đối với hoạt động kiểm tra, giám sát chặc chẽ về y tế, kiểm nghiệm, kiểm dịch và chất lượng hàng hóa.

Quy định đơn phương như vậy của Trung Quốc đã thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Trên thực tế, có nhiều hàng hóa khi xuất khẩu bên phía Việt Nam được làm đầy đủ thủ tục xuất khẩu tại cửa khẩu, nhưng khi sang bên cửa khẩu phía Trung Quốc thì hàng hóa đó lại được thực hiện nhập khẩu dưới hình thức mua bán, trao đổi cư dân biên giới.

* Ưu đãi thuế nhập khẩu biên mậu đối với các doanh nghiệp vùng biên giới

Trước năm 2008, Trung Quốc áp dụng chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu và thuế phải thu trong quá trình nhập khẩu (VAT) đối với các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh tại vùng biên giới. Các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh tại vùng thương mại của Trung Quốc không những chỉ được hưởng định mức miễn thuế khi nhập khẩu qua đường biên mậu mà còn những điều kiện thuận lợi khi thực hiện kiểm tra, giám sát tại cửa khẩu.

Tại lần điều chỉnh thứ ba (năm 2008), khi hầu hết các mặt hàng đều cắt giảm thuế quan theo các cam kết hội nhập quốc tế, Trung Quốc áp dụng cơ chế cho doanh nghiệp nhập khẩu tiểu ngạch qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung dưới hai hình thức: thứ nhất, nhập khẩu trực tiếp từ thương nhân Việt Nam, hình thức này được miễn 100% thuế nhập khẩu nhưng phải đóng thuế phải thu qua đường nhập khẩu (VAT); thứ hai, mua gom hàng hóa nhập khẩu của cư dân biên giới, hình thức này

được miễn 100% thuế nhập khẩu và thuế phải thu qua đường nhập khẩu (miễn cả VAT), nhưng phải nộp lệ phí tiểu ngạch cho địa phương từ 1 đến 3%.

* Một số hỗ trợ khác đối với vùng biên giới Việt – Trung

Trung Quốc ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung với những cơ chế như: tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ về tài chính đối với sự phát triển của kinh tế - thương mại vùng biên giới, đồng thời sẽ tăng mức vốn hỗ trợ theo từng năm; nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp hoạt động kinh tế - thương mại vùng biên giới; tiến hành dỡ bỏ và quy định rõ đối với các khoản thu lệ phí mang tính chất hành chính áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh tế - thương mại vùng biên giới. Xóa bỏ các khoản thu lệ phí không hợp pháp, không hợp lý; khuyến khích xây dựng và phát triển khu kinh tế đặc biệt tại vùng biên giới Việt – Trung; tạo điều kiện thuận lợi hoàn thuế xuất khẩu đối với hàng hoá được thanh toán bằng đồng NDT; hỗ trợ xây dựng cửa khẩu biên giới: hàng năm đều bố trí vốn chuyên ngành để hỗ trợ đầu tư cho các trang thiết bị kiểm tra, kiểm nghiệm tại các cửa khẩu cấp một. Đồng thời, gia tăng mức độđầu tư, nâng cao tiêu chuẩn hỗ trợ, mở rộng phạm vi hỗ trợ.

Cơ chế, chính sách biên mậu của Trung Quốc là tương đối ổn định, quá trình điều chỉnh theo hướng ngày càng tự do hóa và thuận lợi hóa trên nhiều khía cạnh, bao gồm thuế, phí, lệ phí, kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm, kiểm dịch đã nâng cao lợi thế cạnh tranh cả chi phí thấp và sự khác biệt cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí biên mậu của Trung Quốc đã nâng cao lợi thế cạnh tranh về giá cho hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Ngoài ra, sự đầu tư về hạ tầng kỹ thuật cửa khẩu, hệ thống giao thông đường bộ kết nối cửa khẩu đã tạo ra lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt cho hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung ngày càng sâu hơn vào thị trường nội địa của Trung Quốc.

Để kiểm định thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, tác giả đã tiến hành khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Kết quả khảo sát cho thấy, điều kiện về cửa khẩu, bao gồm kết nối hạ tầng giao thông, cửa ngõ tiếp cận thị trường Trung Quốc, cầu nối hợp tác khu vực và trọng tâm hợp tác Việt – Trung có mức độ ảnh hưởng ‘rất thuận lợi’ đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Tương tự như vậy, điều kiện về cầu của thị trường Trung Quốc và chính sách của Trung Quốc có mức độảnh hưởng ‘thuận lợi’ đến lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Nhân tố chính phủ và môi trường cạnh tranh của thương nhân thì có mức độ ‘không ảnh hưởng’, hoặc là ảnh hưởng không đáng kể. Kết quả khảo sát cũng chỉ rõ rằng nhân tố dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu ảnh hưởng ‘bất lợi’ đến lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Bảng 2. 18. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung

Nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh Mức độ ảnh hưởng (điểm) Rất bất lợi Bất lợi Không ảnh hưởng Thuận lợi Rất thuận lợi Điều kiện về cửa khẩu +1,6 Điều kiện về cầu +1,1 Dịch vụ hỗ trợ thương mại -0,7

Cạnh tranh của thương nhân +0,1

Chính phủ +0,3

Chính sách của Trung Quốc +0,8

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 123 - 127)