Kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh của Mê-xi-cô trong xuất khẩu

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 63 - 64)

8. Kết cấu nội dung luận án

1.3. Kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa

1.3.1.1. Kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh của Mê-xi-cô trong xuất khẩu

khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Mê-xi-cô – Mỹ

Mê-xi-cô có chung đường biên giới với Mỹ dài 3.169 km (tương đương 1.969 dặm), kéo dài từ Vịnh Mê-xi-cô tới Thái Bình Dương. Trên toàn tuyến biên giới Mê-xi-cô – Mỹ hiện có 45 cặp cửa khẩu với 330 cửa xuất - nhập [50]. Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Mê-xi-cô, ngược lại Mê-xi-cô là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Mỹ năm 2012. Năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Mê-xi-cô – Mỹđạt 391,2 tỷ USD, chiếm 79.2% tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước. Năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Mê-xi-cô – Mỹ đạt 409,3 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2012, chiếm 80.8% tổng kim ngạch thương mại hai chiều Mê-xi-cô – Mỹ [49].

Về xuất khẩu hàng hóa của Mê-xi-cô qua các cửa khẩu biên giới Mê-xi-cô – Mỹ: năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của của Mê-xi-cô qua các của khẩu biên giới Mê-xi-cô – Mỹđạt 219.6 tỷ USD, chiếm 79.1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Mê-xi-cô vào thị trường Mỹ; năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Mê-xi-cô qua các cửa khẩu Mê-xi-cô – Mỹ đạt 227.2 tỷ USD, tăng 3.4% so với năm 2012, chiếm 81% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Mê-xi-cô vào thị trường Mỹ [49].

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền giữa hai nước, Mê-xi-cô tăng cường hợp tác với Mỹ về sáng kiến quản lý biên giới song phương trong khuôn khổ Tuyên bố Liên quan đến Quản lý Biên giới Thế kỷ 21 được đưa ra vào năm 2010. Trong đó, Mê-xi-cô hợp tác chặt chẽ với Mỹ về: xúc tiến hoạt động thương mại và du lịch; tăng cường an toàn trật tự công; quản lý rủi ro an ninh; cam kết cộng đồng biên giới; và thiết lập chính sách quản lý những thay đổi thể chế và hạ tầng cơ sở nhằm phát triển hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới. Mê-xi-cô và Mỹ đã hợp tác phát triển hạ tầng kỹ

thuật tại các cửa khẩu biên giới, đầu tư mạnh mẽ trang thiết bị và công nghệ nhằm thuận lợi hóa qua lại của người, phương tiện giao thông và hàng hóa.

Mê-xi-cô và Mỹ đã thiết lập Ban Chỉ đạo Thực hiện Song phương bao gồm các đại diện thích hợp từ các Bộ, ngành Chính phủ cũng như các Bang, Liên Bang có liên quan của hai nước. Về phía Mỹ, bao gồm các đại diện từ các Bộ: Ngoại giao, An ninh nội địa, Tư pháp, Giao thông vận tải, Nông nghiệp, Thương mại, Nội vụ, Quốc phòng và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ. Về phía Mê-xi-cô, bao gồm đại diện từ các Bộ: Ngoại giao, Nội vụ, Tài chính và Tín dụng Công, Kinh tế, Công an, Thông tin truyền thông và Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Văn phòng Chính phủ Cộng hòa. Ban Chỉ đạo này thường xuyên thảo luận đểđề ra những định hướng cũng như giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ biên giới nói chung và hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới nói riêng.

Mê-xi-cô đã khai thác lợi thế của các cửa khẩu biên giới đất liền để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ, một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Mê-xi-cô đã tăng cường hợp tác, trao đổi với Mỹ về tạo thuận lợi hóa thương mại tại các cửa khẩu biên giới Mê-xi-cô – Mỹ cũng như tạo thuận lợi cho hàng hóa của Mê-xi-cô xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, Mê-xi-cô tổ chức khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh, đồng thời tổ chức phân tuyến vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt qua các cửa khẩu biên giới Mê-xi-cô – Mỹ.

Một phần của tài liệu Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 63 - 64)