Một số quan niệm xã hội học về cơ cấu xã hội

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 73 - 75)

Quan niệm của T. Parson1

Cơ cấu xã hội là tổng thể các mối quan hệ tiêu chuẩn hóa, bền vững của các chủ thể xã hội. Một đặc điểm nổi bật của cơ cấu xã hội là chủ thể

1 Lương Văn Úc (2009). Xã hội học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, tr.45.

HĐXH CTXH QHXH 1.Sản xuất 2.Tái sản xuất giống nòi 3.Văn hóa 4.Quản lý 1.Cá nhân 2.Nhóm xã hội 3.Cộng đồng xã hội 4.Thiết chế xã hội 1.Sản xuất 2.Trao đổi 3.Phân phối 4.Tiêu dùng

hành động thực hiện những vai trò xã hội nào đó với nhau. Parson nhấn mạnh đến vị thế, vai trò và chức năng của các phần tử tồn tại trong xã hội.

Quan điểm của J.H.Fischer2

Xã hội là tổng hòa các đoàn thể xã hội, các đoàn thể xã hội được sắp xếp theo một trật tự nhất định trong hệ thống xã hội và giữa chúng có sự lệ thuộc vào nhau. Xuất phát từ luận điểm này Fischer coi cơ cấu xã hội là sự sắp đặt các thành phần hoặc các đơn vị xã hội. Nghiên cứu cơ cấu xã hội phải xem xét các trạng thái tĩnh và trạng thái động, nghĩa là xem xét sự sắp đặt các địa vị xã hội tạo nên sự biến đổi bên trong của hệ thống xã hội.

Quan niệm của G.V. Oxipov3

Theo Oxipov, khái niệm cơ cấu xã hội có quan hệ mật thiết với khái niệm hệ thống xã hội, khái niệm thứ nhất là bộ phận của khái niệm thứ hai và bao hàm ở trong đó hai thành tố:

- Các thành phần xã hội - Các liên hệ xã hội

Các thành phần xã hội là tập hợp các bộ phận, các nhóm, các giai cấp, các cộng đồng xã hội,… cấu thành cơ cấu xã hội.

Liên hệ xã hội là tập hợp những mối liên hệ, những mối liên hệ này gắn kết các thành phần xã hội tạo nên cơ cấu xã hội. Bởi vậy, một mặt cơ cấu xã hội bao hàm các thành phần xã hội, hay tổng thể các kiểu cộng đồng trong xã hội; mặt khác nó bao hàm những liên hệ xã hội, gắn kết tất cả các bộ phận khác nhau hợp thành phạm vi tác động và đặc tính của cơ cấu xã hội ở một giai đoạn phát triển nhất định nào đó.

Quan niệm của Ian Robertsons4

Theo I.Robertsons, cơ cấu xã hội là mô hình của các mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo ra bộ khung cho tất cả xã hội loài người mặc dù tính chất của các thành phần và các quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này đến xã hội

2

Nguyễn Đình Tấn (2005). Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. NXB Lý luận Chính trị, tr.12.

3 Nguyễn Đình Tấn (2005). Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. NXB Lý luận Chính trị, tr.14.

4

Nguyễn Đình Tấn (2005). Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. NXB Lý luận Chính trị, tr.19.

khác. Những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là vị thế, vai trò, nhóm và các thiết chế.

Quan niệm của I.Robertsons là khá hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu nhóm xã hội đứng vị trí thứ ba trong trật tự phân tích các thành tố cơ bản của cơ cấu xã hội thì sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho việc nhận diện những cơ cấu xã hội trong hiện thực. Bởi vậy, khái niệm về cơ cấu xã hội của I.Robertsons cần thiết phải có những chỉnh lý nhất định, nhằm tạo ra một logic thuận tiện hơn cho sự phân tích.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)