XỬ LÝ THÔNG TIN, KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT, TRÌNH

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 64 - 73)

BÀY BÁO CÁO VÀ XÃ HỘI HÓA KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC NGHIỆM

- Tập hợp tài liệu, phân nhóm và miêu tả, giải thích. - Kiểm tra giả thuyết nghiên cứu

Quy trình thực hiện thực nghiệm xã hội học có thể tóm tắt như sau:

Tóm tắt phương pháp dạy và học chương 2

1. Phương pháp nêu vấn đề

2. Hướng dẫn sinh viên phương pháp nghiên cứu 3. Hướng dẫn sinh viên đọc và lấy tư liệu

Câu hỏi hướng dẫn ôn tập chương 2

1. Thế nào là phương pháp luận nghiên cứu khoa học? Phương pháp luận nghiên cứu xã hội học là gì? Có bao nhiêu phương pháp nghiên cứu xã hội học? Ưu và nhược điểm của các phương pháp đó.

2. Mục đích của điều tra xã hội học? Tại sao chúng ta phải tiến hành điều tra xã hội học?

3. Vận dụng thành thạo các phương pháp xử lý kết quả điều tra vào làm các bài tập thực hành.

4. Chọn một bài viết trên tạp chí xã hội học, xác định chủ đề nghiên cứu, mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, khách thể, phương pháp nghiên cứu?

5. Thao tác hóa các khái niệm?

6. Nắm rõ và phân tích một số bài trên các tạp chí xã hội học theo nội dung bài học đưa ra.

7. Tìm một vấn đề mà bản thân sinh viên quan tâm ở trong xã hội, đặt tên tề tài và xác định một số vấn đề trong nội dung bài học đưa ra. Thiết kế một cuộc nghiên cứu nhỏ.

Danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn

1. Nguyễn Minh Hòa (1993). Một số phương pháp & kỹ thuật nghiên

cứu Xã hội học ứng dụng. NXB Khoa học Xã hội, tr.10 -11.

2. Vũ Cao Đàm (2007). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB

Giáo Dục. Trang 7.

3. Đoàn Thị Minh Trinh, Nguyễn Quốc Chính, Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Công Bằng, Peter J. Gray, Hồ Tấn Nhựt (2012). Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

4. Endruweit.G và Trommsdorff.G (2002). Từ điển Xã hội học. NXB

Thế Giới, Hà Nội.

5. Phạm Tất Dong, Nguyễn Sinh Huy, Đỗ Nguyên Phương (1995). hội học đại cương. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Viện Đại học Mở Hà Nội. Tủ sách đại học đào tạo từ xa Hà Nội.

6. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2008). Xã hội học. NXB Đại học

7. Lương Văn Úc (2009). Giáo trình xã hội học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bộ môn Tâm lý xã hội học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 8. Lương Văn Úc (2008). Hướng dẫn học tập môn xã hội học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bộ môn Tâm lý xã hội học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

9. Ngọ Văn Nhân (2008). Tập bài giảng xã hội học.Trường Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an Nhân dân.

10. Tạ Minh (2007). Giáo trình xã hội học đại cương. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3

NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI HỌC

Chương ba tập trung phân tích những kỹ năng mềm giúp sinh viên nắm vững đáp ứng nhu cầu thực tế của nhà tuyển dụng và thực tiễn xã hội. Để hoàn thiện chương ba, chúng tôi xây dựng chuẩn đầu ra cho các kỹ năng cá nhân, giao tiếp và làm việc nhóm. Theo thiết kế chương trình CDIO, chúng ta thấy:

Chuẩn đầu ra chi tiết, cụ thể đối với kỹ năng giao tiếp cá nhân và giao tiếp, kỹ năng xây dựng sản phẩm, quy trình và hệ thống, cũng như các kiến thức chuyên môn, phải nhất quán với các mục tiêu của chương trình và được phê chuẩn bởi các bên liên quan của chương trình.

Kiến thức, kỹ năng, thái độ và kết quả dự định của quá trình giáo dục kỹ thuật là chuẩn đầu ra được hệ thống hóa trong đề cương CDIO. Chuẩn đầu ra này trình bày cụ thể những gì sinh viên nên biết và có thể làm được khi học xong chương trình kỹ thuật, mặt khác chuẩn đầu ra còn đề cập đến kỹ năng cá nhân và giao tiếp; kỹ năng xây dựng sản phẩm, quy trình và hệ thống. Chuẩn đầu ra liên quan đến cá nhân tập trung vào sự phát triển về nhận thức và cảm tính của từng cá nhân sinh viên, bao gồm lập luận kỹ thuật và giải quyết vấn đề, thử nghiệm và khám phá kiến thức, suy nghĩ tầm hệ thống, tư duy sáng tạo, khả năng suy xét và đạo đức nghề nghiệp. Chuẩn đầu ra liên quan đến giao tiếp (liên quan đến

tương tác xã hội, quan hệ xã hội, hoạt động xã hội của các chủ thể và khác thể xã hội) tập trung vào sự tương tác giữa cá nhân và nhóm như

làm việc nhóm, lãnh đạo nhóm và giao tiếp. Kỹ năng xây dựng sản phẩm, quy trình và hệ thống (Hệ thống xã hội) tập trung vào việc hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và bán hàng sản phẩm, quy trình và hệ thống trong bối cảnh của doanh nghiệp, cá nhân và xã hội.

Chuẩn đầu ra được xem xét lại bởi những bên liên quan chủ chốt - những nhóm chia sẻ chung mối quan tâm đến sinh viên tốt nghiệp các chương trình kỹ thuật - nhằm đảm bảo chúng nhất quán với những mục tiêu của chương trình đào tạo phù hợp với thực hành kỹ thuật. Ngoài ra, các bên liên quan cũng hỗ trợ việc xác định trình độ năng lực cần đạt được, hoặc những tiêu chuẩn về thành tích, cho mỗi chuẩn đầu ra. Quy trình phê chuẩn Đề cương cùng với các bên liên quan sẽ được thảo luận trong chương này.

Những kỳ vọng ở cấp độ cao này đối ứng trực tiếp với một cấp độ một, hay còn gọi là cấp độ X của cấu trúc Đề cương, như đã được mô tả ở trên (xem hình bên dưới). Sự đối ứng của những hạng mục trong cấp độ một của đề cương với bốn kỳ vọng thể hiện rằng một cá nhân trưởng thành có ý muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật nên sở hữu một tập các Kỹ năng Cá nhân, Kỹ năng Giao tiếp và các Tố chất, làm trọng tâm cho thực hành. Để phát triển những hệ thống kỹ thuật phức tạp có giá trị gia tăng, sinh viên phải nắm vững những nền tảng của Kiến thức và Lập luận Kỹ thuật (Technical Knowledge and Reasoning) cần thiết. Để làm việc trong môi trường hiện đại, và theo nhóm, thì sinh viên cần phải phát triển những Kỹ năng Giao tiếp làm việc theo nhóm và giao tiếp với người khác. Cuối cùng để xây dựng và vận hành sản phẩm, quy trình, và hệ thống, sinh viên phải hiểu ở một mức độ nào đó về Hình thành ý tưởng, Thiết kế, Triển khai và Vận hành trong Bối cảnh Doanh nghiệp và Xã hội.

Tất cả các kỹ sư ngành nghề sử dụng những kỹ năng cá nhân và giao tiếp gần giống nhau và đi theo những quy trình tổng quát gần như nhau. Chúng tôi đã cố gắng đưa hết những kiến thức kỹ năng và thái độ mà tất cả các sinh viên tốt nghiệp kỹ thuật có thể yêu cầu vào ba phần còn lại của đề cương. Bên cạnh đó, chúng tôi đã cố gắng sử dụng những thuật ngữ mà tất cả các ngành nghề đều có thể nhận biết được. Khi sử dụng ở những nơi khác nhau và trong những lĩnh vực kỹ thuật khác nhau có thể sẽ đòi hỏi việc biên dịch và diễn giải.

Nội dung chương này tập trung chủ yếu để hình thành Kỹ năng Giao tiếp (hình bên dưới). Vòng tròn trong cùng nhất nêu lên ba hình thức tư duy mà người kỹ sư thực hành nhiều nhất: Lập luận Kỹ thuật và Giải quyết vấn đề (2.1), Thử nghiệm và Khám phá Kiến thức (2.1) và Suy nghĩ tầm Hệ thống (2.3). Các cách thức tư duy này còn được gọi là tư duy kỹ thuật, tư duy khoa học và tư duy tầm hệ thống. Mỗi cách thức tư duy được chi tiết hóa thành đặt vấn đề, quá trình tư duy và giải quyết vấn đề. Kỹ năng và Thái độ Nghề nghiệp (2.5), khác với ba cách thức tư duy ở trên, bao gồm: tính trung thực nghề nghiệp; những hành xử chuyên

4. Hình thành ý tưởng, Thiết kế, Triển khai và Vận hành trong bối cảnh Doanh nghiệp và Xã hội

2. Kỹ năng Cá nhân và Nghề nghiệp, và Tố chất

3. Kỹ năng giao tiếp: Làm việc theo Nhóm và Giao tiếp

1. Kiến thức và Lập luận kỹ thuật

nghiệp; những kỹ năng, thái độ cần thiết để hoạch định nghề nghiệp và thực hiện phương châm học tập suốt đời trong thế giới kỹ thuật. Kỹ năng và Thái độ Cá nhân và (2.4) bao gồm những đặc điểm chung về tính tiên phong và kiên trì tư duy sáng tạo và suy xét biết rõ về chính mình ham học hỏi và học tập suốt đời cũng như quản lý thời gian.

Kỹ năng Giao tiếp là tập con riêng biệt của những kỹ năng cá nhân và được chia ra thành ba tập con chồng chéo nhau: Làm việc theo Nhóm Đa ngành (3.1), Giao tiếp (3.2), Giao tiếp bằng ngoại ngữ (3.3). Kỹ năng Làm việc theo Nhóm gồm thành lập nhóm, hoạt động, phát triển, và lãnh đạo những chuyện kỹ thuật. Kỹ năng Giao tiếp gồm những kỹ năng cần thiết để đặt ra chiến lược và cấu trúc giao tiếp và để sử dụng bốn hình thức giao tiếp phổ biến: viết, nói, bằng đồ họa và điện tử. Giao tiếp bằng Ngoại ngữ gồm những kỹ năng truyền thống liên quan đến việc học ngoại ngữ và ứng dụng đặc biệt cho giao tiếp kỹ thuật.

(Nguồn: Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh (Biên dịch) (2010).

Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Trang 50-62).

2.4 Kỹ năng và Thái độ cá nhân

2.5. Kỹ năng và thái độ nghề nghiệp 2.1. Lập luận và giải quyết vấn đề 2.2. Thử ngiệm và khám phá kiến thức 2.3. Suy nghĩ tầm hệ thống 3.3. Giao tiếp bằng ngoại ngữ 3.2. Giao tiếp 3.1. Làm việc theo nhóm đa ngành

Để nắm rõ và hoàn thiện được các kỹ năng, chúng ta cần phân tích và làm rõ các phạm trù và khái niệm cơ bản của xã hội học, giúp người học xác định rõ mục tiêu và cách thức xây dựng, duy trì và phát triển được khả năng giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả.

3.1 CÁC PHẠM TRÙ XÃ HỘI HỌC 3.1.1 Tương tác xã hội

Xã hội là một tập thể người có những quan hệ gắn bó với nhau trong đời sống, trong quá trình sản xuất của cải vật chất và sống trong một phạm vi nhất định. Một xã hội là một tập hợp người có sự phân công lao động, tồn tại qua thời gian sống trên một địa bàn lãnh thổ cùng chia sẻ những mục đích chung, cùng thực hiện những nhu cầu của sản xuất, của tái sản xuất ra của cải vật chất, nhu cầu an ninh và nhu cầu tinh thần. Marx nhấn mạnh rằng xã hội là biểu hiện tổng hòa của các mối quan hệ xã hội hay là một hệ thống mối quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội và hoạt động xã hội là mối quan hệ biện chứng với nhau.

Tương tác xã hội là một khái niệm được quy từ hai khái niệm quan hệ xã hội và hoạt động xã hội để chỉ ra rằng mỗi hoạt động có mục đích của con người chỉ trở thành hoạt động xã hội khi nó nằm trong và thông qua một số mối quan hệ giữa các chủ thể hoạt động. Mặt khác, khái niệm tương tác xã hội nói lên rằng mỗi quan hệ xã hội đều gắn liền với một hoạt động xã hội nhất định. Tương tác xã hội đã có mặt trong sự tác động qua lại của các hiện tượng, các quá trình và các hệ thống hoạt động, những mối liên hệ và quan hệ trong thực tiễn xã hội.

Con người là chủ thể của xã hội biểu hiện thông qua quan hệ xã hội và các tương tác xã hội.

3.1.2 Chủ thể xã hội

Chủ thể xã hội là con người, chủ thể xã hội mang trong mình những tương tác xã hội, do đó chủ thể xã hội vừa là chủ thể, vừa là khách thể của sự tương tác xã hội. Thông qua đó các chủ thể xã hội thực hiện và đóng được các vai trò xã hội của mình. Chủ thể xã hội tự thể hiện mình vào hoạt động trong sự tương tác xã hội với tư cách là cá nhân, nhóm xã hội và cộng đồng xã hội.

Chủ thể xã hội có vị trí vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.

3.1.3Hoạt động xã hội

Hoạt động xã hội là hoạt động có mục đích của con người, là hoạt động cơ bản chủ yếu của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển xã hội, hoạt động xã hội gồm năm hoạt động cơ bản.

- Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất của con người nhằm cải biến hiện thực khách quan phục vụ cho nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại của con người.

- Hoạt động sản xuất ra giống nòi nhằm duy trì nòi giống, duy trì sự tồn tại của xã hội.

- Hoạt động sản xuất ra các giá trị văn hóa mà sản phẩm của nó là tri thức khoa học nghệ thuật, tôn giáo, triết học, chính trị và các hình tượng nghệ thuật, chuẩn mực giá trị như cách ứng xử, tiêu chuẩn đạo đức, ngôn ngữ, thông tin.

- Hoạt động quản lý với mục đích điều tiết hoạt động của các chủ thể xã hội và các quan hệ của họ trên cơ sở những quy tắc và chuẩn mực được hình thành trong quá trình tương tác xã hội. Hoạt động này gọi là hoạt động điều tiết xã hội.

- Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin giữa các chủ thể.

3.1.4 Quan hệ xã hội

Quan hệ xã hội là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng. Đó là những quan hệ giữa các chủ thể xã hội với nhau cả vật chất lẫn tinh thần.

Như vậy, các phạm trù của xã hội học có mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau, khi nghiên cứu về các chủ thể trong xã hội thì các phạm trù này là một trong những lý luận về phương pháp luận cho chúng ta nghiên cứu nó. Như vậy, khoa học xã hội chỉ có thể tồn tại một cách độc lập khi nó được bắt đầu từ bốn xuất phát điểm lớn.

- Cá nhân với tính cách là những cá thể riêng biệt, độc lập tồn tại trong những mối quan hệ tương tác xã hội.

- Nhóm xã hội là một tập hợp các cá nhân cả về mặt thực thể và hoạt động xã hội.

- Thể chế xã hội là chất kết dính các cá nhân, nhóm xã hội và điều tiết hoạt động của chúng.

3.1.5 Hệ thống xã hội

Hệ thống xã hội là một phạm trù quan trọng bao gồm hình thái kinh tế - xã hội tổng thể và bộ phận.

Hình thái kinh tế xã hội theo cách tiếp cận tổng thể: Xã hội học xem xét xã hội xuất phát từ học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Marx. Để tiếp cận một cách tổng thể, xã hội học đã rút ra từ học thuyết hình thái kinh tế xã hội của Marx những lý luận hết sức quan trọng. Đó là quan hệ sản xuất trở thành kiểu quan hệ đóng vai trò nền tảng để từ đó giải thích một trong những nguyên nhân của sự biến đổi các kiểu quan hệ xã hội khác. Lý luận về mối liên hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng được dùng làm phương pháp tiếp cận xã hội học.

Xã hội học tiếp cận hệ thống xã hội bộ phận: Xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm nhiều tiểu hệ thống, nhiều bộ phận cấu thành nên, mỗi tiểu hệ thống, mỗi bộ phận đảm nhận những chức năng riêng của nó và giữa chúng có mối liên hệ biện chứng lẫn nhau để tạo thành sự vận hành chung của một chỉnh thể xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 64 - 73)