Một số quan điểm về nhóm xã hội

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 79 - 80)

Hiện nay có khá nhiều quan niệm, định nghĩa, khái niệm khác nhau về nhóm xã hội. Khía cạnh chủ yếu mà xã hội học quan tâm đến nhóm xã hội là sự tập trung vào phân tích cấu trúc nhóm, các vị thế, các vai trò của nhóm trong cơ cấu xã hội, cũng như vị thế, vai trò xã hội của các cá nhân thành viên của nhóm. Các nhà xã hội học đi đầu trong nghiên cứu nhóm là G.Simmel, tiếp đến là T.Parsons, E. Mayo và những người khác.

J.H. Fischer: Nhóm là một tập hợp người có thể nhận thức được, có cơ cấu tổ chức, có tính chất liên tục. Tập hợp đó bao gồm những con người có những vị thế, vai trò nhất định, trong quan hệ tương tác qua lại với nhau, có những quyền lợi và các giá trị chung, những mục tiêu xã hội chung cũng như đều phải tuân theo những quy tắc, điều lệ chung của nhóm.7

Robertsons: Nhóm là một tập hợp người liên kết với nhau theo một kiểu nhất định. Nói một cách khác, nhóm là một tập hợp người có liên hệ với nhau về mặt vị thế, vai trò, những nhu cầu, lợi ích, trách nhiệm, quyền hạn và những định hướng giá trị nhất định.8

Gurvicth: Nhóm là một đơn vị tập thể có sự thống nhất về tinh thần, tình cảm, mục đích và phương thức hoạt động.9 7 Nguyễn Đình Tấn (2005), Sđd, tr.38. 8 Nguyễn Đình Tấn (2005), Sđd, tr.39 9 Lương Văn Úc (2009), Sđd, tr.80.

Barker (1987): Nhóm là “một tập thể người quy tụ lại với nhau do có cùng quyền lợi hoặc mối quan tâm và có khả năng hành động chung một cách liền lạc và đồng bộ”.10

Trong xã hội học, khái niệm “nhóm” (group) hay “nhóm xã hội” (social group) được hiểu như là một tập hợp người trong đó các cá nhân có những mối quan hệ tương tác lẫn nhau và trong đó tồn tại một kiểu cấu trúc nào đó. Như vậy, xét theo hai tiêu chuẩn đó, thì những người tình cờ ngồi chung với nhau trên một chuyến xe buýt hay những người cùng xem một bộ phim ở rạp đều không được coi là một nhóm xã hội.11

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)