Các loại vị thế xã hội

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 106 - 107)

Trong việc phân loại vị thế xã hội tùy thuộc vào lát cắt mà người ta có thể phân chia khác nhau, sau đây là cách phân chia theo một vài lát cắt cơ bản:

- Căn cứ vào tình trạng tự nhiên và xã hội chúng ta có hai loại vị thế: vị thế có sẵn [hay còn gọi là vị thế xuất thân, vị thế chỉ định] và vị thế giành được.

+ Vị thế có sẵn [hay còn gọi là vị thế xuất thân, vị thế chỉ định], đó

là loại vị thế xã hội mà bất kỳ cá nhân nào cũng nhận được ngay khi mới chào đời do nguồn gốc xuất thân từ cha mẹ của đứa trẻ quyết định như tôn giáo, chủng tộc, sắc tộc, dòng dõi, gia thế, nghề nghiệp…

+ Vị thế giành được, đó là những vị trí mà cá nhân có được khi đã

trưởng thành. Cá nhân giành được chúng bằng sự nỗ lực không ngừng, bằng tài năng, học vấn, bằng sự chịu khó chăm chỉ và không thể không tính đến cả cơ may và những thủ đoạn mà cá nhân dung để đạt được vị thế xã hội đang nắm giữ.

- Căn cứ vào vai trò và tầm ảnh hưởng của từng vị thế mà người ta cũng có thể phân chia thành vị thế then chốt và vị thế không then chốt.

+ Vị thế then chốt, còn gọi là vị thế chủ đạo (phụ thuộc vào hai yếu

tố: Do chính bản thân con người tạo ra và phụ thuộc vào trật tự ưu tiên trong thang giá trị hiện hành), vị thế then chốt luôn đóng vai trò chi phối, chế ước lên chính toàn bộ nhân cách xã hội của cá nhân như J.H. Fischer đã từng đề cập và ông coi nó như “cửa sổ” để cá nhân, xã hội đánh giá về vị thế xã hội của cá nhân đó. + Vị thế không then chốt, là những vị thế không giữ vai trò cơ bản, chủ

Bản thân mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội đã là sự tổng hòa của nhiều loại vị thế khác nhau và các vị thế này thường là hòa hợp với nhau, tác động và bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, vẫn có thể diễn ra tình trạng xung đột, mâu thuẫn giữa các vị thế trong một cá nhân.

Ở tình trạng hòa hợp các vị thế sẽ là điều kiện thuận lợi để cá nhân hoàn thành được vai trò xã hội của mình.

Ở tình trạng mâu thuẫn vị thế sẽ gây ra những rào cản để cá nhân hoàn thành các vai trò được mong đợi của mình. Và người ta thường dung thuật ngữ “status inconsistency”(mâu thuẫn giữa các vị thế) để chỉ tình trạng không ổn định về mặt địa vị hay vị thế xã hội. Từ điểm này G. Lenski đưa ra khái niệm “status crystallization” (kết tinh vị thế) để chỉ

tình trạng tương hợp giữa các vị thế. Khi gặp tình trạng mâu thuẫn giữa các vị thế, người ta hoặc là mong muốn thay đổi về cơ bản hệ thống phân tầng xã hội, hoặc là cố gắng “kết tinh” các vị thế của mình lại với nhau cho nhất quán. Thông thường tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp là ba loại vị thế dễ xảy ra mâu thuẫn nhất trong một xã hội.11

Công trình nghiên cứu của Miyamoto và Dornbusch (1956), đã chứng minh cho thấy là việc tự đánh giá của mỗi người về địa vị xã hội của mình thực ra cũng phản ánh lại cách đánh giá của người khác về mình. Họ đề nghị người điều tra lượng giá về chính mình và về những người xung quanh trong nhóm của mình xét về mức thông minh, tính dễ mến, sự thu hút và về mức độ tin cậy. Kết quả cho thấy cách lượng giá của mỗi người về chính mình có hệ số tương quan rất chặt chẽ với cách đánh giá của người khác về mình.12

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 106 - 107)