Những yếu tố tác động đến xã hội hóa

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 101 - 103)

Gia đình: là môi trường xã hội hóa có tầm quan trọng chính yếu,

bởi vì quá trình xã hội hóa của một người từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời có ảnh hưởng quyết định tới những thái độ và hành vi khi đã lớn. Cho nên gia đình được coi là nhóm người đầu tiên mà mỗi cá nhân xã hội phải phụ thuộc vào. Gia đình là khuôn khổ cần thiết cho sự phát triển của đứa trẻ, làm cho sự trưởng thành sinh học và những mối

liên hệ của nó phù hợp với môi trường xã hội. Đó là giai đoạn xã hội hóa tự nhiên đầu tiên. Xã hội hóa thông qua tình cảm và bằng tình cảm là đặc trưng riêng của gia đình. Ở những đứa trẻ sơ sinh, những mối quan hệ với người lớn - những người quan tâm đến chúng, được thiết lập một cách chặt chẽ hơn. Đó là cha mẹ, anh chị em, những người thân và bạn bè của gia đình. Những người này là những đại diện cơ bản của xã hội hóa trong cuộc sống đứa trẻ. Mục đích của xã hội hóa trong giai đoạn này là sự hình thành ở đứa trẻ lý do hóa trong mối ràng buộc với những người khác, thể hiện ở lòng tin, sự vâng lời và mong muốn làm họ vui lòng.

Nhà trường: là cơ quan, môi trường xã hội hóa chính yếu đối với

tuổi trẻ. Đây là thiết chế được lập ra một cách có chủ định để phổ biến những kỹ năng và kiến thức môn học mà còn tiếp thu cả những quy tắc và cách thức quy định hành vi, cả cách ứng xử quan hệ với giáo viên và các bạn học.

Quá trình xã hội hóa mà học sinh tiếp thu ở trường do vậy không chỉ liên quan đến việc tiếp thu những kỹ năng quy định về kiến thức mà còn cả những kỹ năng xã hội khác. Thí dụ, ở đó trẻ học được cách sống của nhóm bạn và cách làm sao đáp ứng được những người có uy quyền.

Hiện nay đang có sự bất cập giữa những yêu cầu xã hội và nội dung giáo dục của trường học. Thông thường, trường học chủ yếu chỉ truyền thụ những tri thức khoa học hơn là truyền thụ những kỹ năng lao động cho trẻ; và những tri thức và kỹ năng của trẻ nhận được ở trường học có khi không ăn khớp với yêu cầu cuộc sống độc lập sau này của chúng. Xã hội hóa đặc biệt chú trọng đến vai trò của sự giao tiếp giữa thầy và trò ở trường vì đó là cơ sở của những trao đổi làm phong phú tri thức và nhân cách của đứa trẻ, trong đó người thầy giáo giữ vị trí chủ đạo không phải như một quyền uy độc đoán mà như một người hướng dẫn các giá trị xã hội.

Xã hội: Xã hội là một trong những môi trường xã hội hóa cá nhân

quan trọng. Ở đó các cá nhân học cách trải nghiệm, ứng dụng các kỹ năng vào thực tiễn và tự hoàn thiện nhân cách của mình. Các cá nhân bước vào xã hội với rất nhiều cơ hội cũng như thách thức. Các cá nhân học hỏi và trau dồi kỹ năng, đúc rút kinh nghiệm để hoàn thiện chính mình, thích nghi với những nhu cầu đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống. Quá trình trải nghiệm trong xã hội sẽ giúp các cá nhân trưởng thành hơn, rèn luyện ý chí, tính bền bỉ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Xã hội là môi trường xã hội hóa mà cá nhân không ngừng học tập, không ngừng rèn luyện, bởi bạn có thể tốt nghiệp bất cứ trường học nào, nhưng trường đời bạn không thể tốt nghiệp được, ở đó bạn luôn luôn vận động, học hỏi.

Các phương tiện thông tin đại chúng: Trong xã hội hiện đại, ở một

trong xã hội từ những chương trình truyền hình, báo chí, phim ảnh và những phương tiện thông tin đại chúng khác. Các phương tiện thông tin đại chúng có tác động đến con người, thể hiện là sự tác động sâu sắc tới quá trình xã hội hóa cá nhân, tạo điều kiện cho sự hình thành những giá trị nhất định và hình mẫu nhất định của hành vi.

Tuy nhiên, truyền hình cũng có thể tạo ra những kết quả tiêu cực đến quá trình xã hội hóa. Một số chương trình tác động tai hại đến thế hệ trẻ, kích động những hành vi không được kiềm chế của trẻ em, lôi kéo trẻ em bỏ những giờ học bổ ích.

Nhóm bạn cùng trang lứa (peer -group): mỗi lứa tuổi khác nhau có

những ảnh hưởng tâm, sinh lý khác nhau. Bạn cùng trang lứa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành nhân cách và tố chất của mỗi con người, chúng ta thường nghe nói: đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy; hay, hãy cho tôi biết bạn anh là ai, tôi sẽ cho anh biết anh là người như thế nào,.. nhóm bạn bè trang lứa thường chi phối, bắt chước và học hỏi nhau rất nhanh. Các nhóm bạn bè sẽ góp phần hình thành những tố chất, hành vi, thậm chí là cả những kinh nghiệm sống cho nhau một cách nhanh nhất và sát thực nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)