Lịch sử hình thành và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 143 - 144)

Xã hội nông thôn thời cổ đại

Sự hình thành: Xã hội con người bắt đầu từ khi con người tách rời khỏi tự nhiên. Nhờ vào lao động mà con người đã tự khẳng định mình và trong hoạt động lao động con người đã tổ chức lại cuộc sống của mình. Từ chỗ sống nhờ vào thiên nhiên, con người chiếm hữu tự nhiên, khai thác tự nhiên; qua hoạt động lao động, nhu cầu trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất xuất hiện, ngôn ngữ ra đời. Nhờ có lao động và ngôn ngữ con người đã sáng tạo ra xã hội. Từ phương thức sống là hái lượm và sinh sống trong các hang động dần bắt đầu biết thuần dưỡng gia súc, trồng cấy các loại cây để làm ra thức ăn. Từ đó sản xuất nông nghiệp ra đời. Cùng với sản xuất nông nghiệp mà bắt đầu hình thành thôn xóm, các cộng đồng xã hội nông thôn nguyên thủy ra đời.

Những đặc trưng của xã hội nông thôn cổ đại

Dân cư thưa thớt.

Các hình thức quần cư là các cộng đồng xã hội hình thành trên cơ sở của các công xã thị tộc, công xã gia đình. Công xã thị tộc nguyên thuỷ bao gồm các chế độ công xã thị tộc mẫu hệ và công xã thị tộc phụ hệ.

Công xã gia đình: Đây là hình thái gia đình của chế độ phụ quyền. Đó là một tập thể kinh tế gồm những người cùng huyết tộc theo dòng bố.

Nông thôn cổ đại phát triển cùng với sự phát triển của công cụ lao động sản xuất bằng đồ sắt.

Tư duy của người nông dân cổ đại đơn giản, gắn với nền sản xuất thô sơ.

Về tín ngưỡng, tôn giáo: nổi bật của tôn giáo cổ đại là Tôtem giáo. Trong công xã thị tộc, các thành viên đều có nghĩa vụ như nhau.

Xã hội nông thôn thời kỳ chiếm hữu nô lệ

Là chế độ bóc lột đầu tiên, có giai cấp trong lịch sử loài người. Ra đời trên cơ sở sự giải thể công xã nông thôn cổ đại. Khi sự chiếm đoạt của cải chung thành của cải riêng của một số người chủ. Chế độ tư hữu ra đời. Hình thành giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Mối quan hệ xã hội cơ bản trong xã hội này là giai cấp chủ nô và nô lệ.

Xã hội nông thôn thời kỳ phong kiến

Xã hội phong kiến là một trong những hệ thống xã hội phát triển trên cơ sở sự phân rã chế độ nô lệ. Trong tiến trình phát triển của xã hội, hình thành một tầng lớp những người chủ sở hữu mới: sở hữu ruộng đất và những người nông nô.

Tuy thế, trong quá trình đổi mới, nông thôn còn có nhiều vấn đề cần giải quyết, cần tổ chức lại cho phù hợp với yêu cầu phát triển mới.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 143 - 144)