PHÂN TẦNG XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 117)

5.2.1 Khái niệm phân tầng xã hội

Phân tầng xã hội là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học. Tuy nhiên, ở nước takhái niệm này mới chỉ được đề cập và nghiên cứu trong thời gian cách đây không lâu. Để hiểu được khái niệm phân tầng, cần thiết phải hiểu khái niệm Tầng xã hội.

a. Tầng xã hội (Stratum of society)

Tầng xã hội là tổng thể, tập hợp các cá nhân có cùng một hoàn cảnh xã hội, họ giống nhau hay bằng nhau về địa vị kinh tế (tài sản), địa vị chính trị (quyền lực), địa vị xã hội (uy tín), về khả năng thăng tiến cũng như giành được những ân huệ hay vị trí trong xã hội.

b. Phân tầng xã hội (Social stratification)

Phân tầng xã hội là một thuật ngữ của địa chất được các nhà xã hội học mượn để mô tả một hệ thống dọc được tạo bởi các hạng người trong xã hội nhất định được sắp xếp theo một hệ thống thứ bậc dựa trên một loại tiêu chí nào đó. Mỗi tầng như vậy là một hạng gồm có nhiều đơn vị từ khởi đầu cho đến hết và các hạng trong hệ thống có cùng chủng loại.

Tầng xã hội là tập hợp các cá nhân, nhóm có cùng hoàn cảnh xã hội được sắp xếp theo trật tự thang bậc nhất định trong hệ thống xã hội. Các thành viên của tầng xã hội ngang nhau về tài sản (thu nhập), trình độ học vấn, địa vị, vai trò hay uy tín xã hội, khả năng thăng tiến cũng như có được những ân huệ hay thứ bậc như nhau trong xã hội. Trên cơ sở đó, chúng ta có được khái niệm phân tầng xã hội như sau: phân tầng xã hội là sự phân chia cộng đồng cư dân thành các giai tầng theo địa vị xã hội, địa vị kinh tế, trình độ học vấn và nghề nghiệp để thấy được vị thế, vị trí, vai trò, chức năng xã hội và khả năng đảm bảo đời sống của các giai tầng đó. Nói cách khác, phân tầng xã hội là trạng thái phân chia và hình thành cơ cấu xã hội thành các tầng xã hội khác nhau trong điều kiện thời gian và không gian nhất định. Các tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, uy tín xã hội cũng như một số khác biệt về trình độ học vấn, nghề nghiệp và thị hiếu,… Cũng có thể coi phân tầng xã hội là sự sắp xếp các cá nhân trong một hệ thống xã hội vào các tầng lớp xã hội khác nhau trên cơ sở của sự phân chia những ngạch bậc và những tiêu chuẩn chung về giá trị được thừa nhận. Phân tầng xã hội có các đặc trưng như: phân tầng xã hội là đặc điểm xã hội, không phải đơn thuần là đặc điểm cá nhân; phân tầng xã hội mang tính phổ biến và khả biến; phân tầng xã hội tồn tại dai dẳng qua nhiều thế hệ; phân tầng xã hội được các mẫu niềm tin ủng hộ.

Trong xã hội tư bản, phân tầng xã hội chủ yếu dựa vào tài sản, thu nhập, dòng dõi, và trình độ học vấn. John J. Macionis – nhà xã hội học đương đại đã phân chia giai tầng của nước Mỹ là: tầng lớp thượng lưu, tầng lớp trung lưu, tầng lớp lao động, tầng lớp hạ lưu. Theo thống kê Mỹ năm 1987, nước Mỹ có khoảng 3,4% dân số thượng lưu, 40-45% dân số trung lưu, 30-35% dân số lao động, 20-25% dân số hạ lưu. Ở Việt Nam hiện nay chúng ta chưa thực hiện chính thức thức phân tầng xã hội. Đối với nhà nước chỉ quan tâm đến giới nghèo theo chuẩn nghèo xã hội để nhà nước có các quy định về các chính sách an sinh xã hội. Đối với các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến giới giàu để thấy rõ đầu tàu của xã hội thế nào.

Phân tầng xã hội là một hiện tượng khách quan, phổ biến và khó có thể tránh khỏi. Nó là kết quả của sự phân công lao động xã hội và sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của tất cả mọi chế độ xã hội (trừ giai đoạn đầu của xã hội công xã nguyên thủy và một số bộ lạc mông muội khác đang tồn tại rải rác ở một số châu lục trên thế giới). Sự bất bình đẳng ở đây được hiểu theo nghĩa sự không ngang bằng nhau giữa các cá nhân, giữa các nhóm xã hội về thể chất, trí tuệ, điều kiện, cơ may,… Phân tầng xã hội có ý nghĩa rộng lớn hơn phân chia giai cấp xã hội, vì phân chia giai cấp chỉ là một trong những tiêu chuẩn phân chia xã hội thành các tầng lớp khác nhau, phân chia giai cấp chủ yếu dựa vào mối quan hệ sở hữu với tư liệu sản xuất, còn phân tầng xã hội dựa trên nhiều yếu tố như: địa vị xã hội, địa vị kinh tế, học vấn và nghề nghiệp,…

Phân tầng xã hội có cả mặt “tĩnh” và mặt “ động”, có cả sự ổn định tương đối cũng như sự cơ động của các cá nhân và các nhóm xã hội từ tầng xã hội này sang tầng xã hội khác hoặc chỉ trong nội bộ một tầng xã hội đó. Điều này chỉ cho chúng ta thấy sự khác nhau giữa phân tầng xã hội và phân hóa xã hội. Khi nói đến phân hóa xã hội, người ta nói đến trạng thái động – tức là quá trình mà một xã hội nào đó từ trạng thái tương đối thuần nhất ban đầu, chuyển dần sang thành những nhóm khác nhau (thậm chí đối lập nhau) về lợi ích mức sống và các định hướng giá trị1.

Khái niệm phân tầng xã hội (social stratification): Phân tầng xã hội

là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của xã hội loài người (trừ xã hội sơ khai). Đó là sự phân chia xã hội thành các tầng xã hội khác nhau về địa vị chính trị, kinh tế và xã hội, cũng như những sự khác nhau về trình độ

1

Lương Văn Úc (2009). Giáo trình xã hội học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bộ môn Tâm lý xã hội học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Trang 65-68.

học vấn, nghề nghiệp, phong cách sinh hoạt, kiểu ăn mặc, nơi cư trú, thị hiếu nghệ thuật, mức độ tiêu dùng,…

Từ định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu phân tầng xã hội theo ba đặc trưng:

- Thứ nhất: phân tầng xã hội là sự phân hóa các cá nhân thành

những tầng lớp, thứ bậc khác nhau trong cơ cấu xã hội (phân chia thành lớp trên, dưới).

- Thứ hai: phân tầng xã hội luôn gắn với bất bình đẳng xã hội và

phân công lao động.

- Thứ ba: phân tầng xã hội được lưu truyền qua thế hệ và có sự

thay đổi nhất định.

5.2.2Quan niệm của một số nhà xã hội học về phân tầng xã hội

Quan niệm của Max Weber: Weber là người đầu tiên đề cập đến

khái niệm phân tầng. Ông đưa ra nguyên tắc tiếp cận ba chiều đối với vấn đề phân tầng, coi khái niệm phân tầng xã hội bao hàm cả việc phân chia xã hội thành các giai cấp. Ba chiều hay ba khía cạnh là địa vị kinh tế (tài sản), địa vị chính trị (quyền lực), địa vị xã hội (uy tín) cấu thành các tầng lớp xã hội. Theo Weber tài sản, quyền lực và uy tín có thể độc lập với nhau song trong thực tế chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng có thể chuyển hóa cho nhau, củng cố hoặc chi phối lẫn nhau. Người có tài sản có thể dễ dàng sử dụng để đạt được quyền lực, uy tín; ngược lại, người có quyền lực, uy tín lại có thể sử dụng để nhận được những bổng lộc và quyền lợi kinh tế do xã hội mang lại.

Quan niệm của P.A.Sorokhin: Sorokhin coi phân tầng xã hội là sự

phân hóa của tổng thể các cá nhân thành những giai cấp trong thang bậc của đẳng cấp. Phân tầng xã hội thể hiện rõ nhất trong sự tồn tại của tầng lớp cao nhất và tầng lớp thấp nhất.

Quan niệm của I. Robertsons: I. Robertsons (nhà xã hội học người

Mỹ) coi phân tầng xã hội là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của tất cả các xã hội loài người, là sự khác nhau về khả năng thăng tiến xã hội bởi địa vị của họ trong thang bậc xã hội.

5.2.3Đặc tính chung của phân tầng xã hội

Nhà xã hội học Mỹ J.Macionis đã chỉ ra hệ thống phân tầng xã hội có một vài đặc tính chung sau đây:

 Có tính phổ quát trên toàn cầu.

 Tồn tại dai dẳng theo thời gian.

 Được duy trì bền vững trước hết do điều kiện vật chất xã hội, thể chế chính trị và niềm tin xã hội.

5.2.4 Nguyên nhân của hiện tượng phân tầng

Có thể xác định hiện tượng phân tầng qua hai nguyên nhân:

- Thứ nhất: đó là do sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của tất cả

các chế độ xã hội (trừ giai đoạn đầu của thời kỳ nguyên thủy). Thực tế, mỗi con người trong mỗi một xã hội luôn có sự khác biệt về thể chất, trí tuệ (có người khỏe, yếu, thông minh, kém cỏi, người gặp những cơ may thăng tiến, người chịu rủi ro, thiệt thòi,…). Chính sự khác biệt một cách tự nhiên, khách quan này tạo ra những khả năng chiếm giữ các địa vị xã hội cao thấp, khác nhau.

- Thứ hai: do sự phân công lao động đưa đến sự khác nhau về

nghề nghiệp, thu nhập, các điều kiện làm việc,… đó cũng là những yếu tố tạo nên sự khác nhau về địa vị xã hội. Ngoài ra, còn có những yếu tố chủ quan cá nhân tác động vào quá trình phân tầng xã hội. Ví dụ: trong xã hội cực quyền, sự lạm dụng và thao túng quyền lực của các lãnh chúa (xã hội cũ) và giáo hội cũng tạo ra sự phân tầng hoặc làm gay gắt hơn, làm biến dạng những trật tự vốn có.

5.2.5 Các loại phân tầng

Khi xét đến hậu quả của phân tầng ta có thể phân chia phân tầng thành hai loại: phân tầng xã hội hợp thức, phân tầng xã hội không hợp thức.

- Phân tầng xã hội hợp thức: là sự phân tầng xã hội dựa trên sự

khác biệt một cách tự nhiên về năng lực (thể chất, trí tuệ), về điều kiện cơ may cũng như sự phân công lao động căn cứ vào năng lực của các cá nhân và các nhóm xã hội. Thực chất của phân tầng xã hội hợp thức là sự vận hành xã hội theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Phân tầng xã hội hợp thức là tích cực và cần thiết là điều mong muốn của toàn thể xã hội. Nó tạo nên động lực thúc đẩy xã hội đi lên, tạo nên chuẩn mực thống nhất và khách quan cho sự đánh giá xã hội cũng như sự tự đánh giá của các cá nhân và các nhóm xã hội về vị trí, vị thế và vai trò xã hội của mình. Phân tầng xã hội này đã làm giảm bất bình đẳng và giảm cách biệt giàu nghèo xã hội2.

- Phân tầng xã hội không hợp thức: là phân tầng xã hội không

dựa trên sự khác biệt tự nhiên của các cá nhân, cũng không phải dựa trên

2

Lương Văn Úc (2009). Giáo trình xã hội học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bộ môn Tâm lý xã hội học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Trang 66

sự khác nhau về tài đức và sự cống hiến của mỗi người cho xã hội, mà dựa trên những hành vi bất chính như: tham nhũng, trộm cắp, cướp giật, buôn lậu và gian lận thương mại để giàu; hoặc ngược lại, do lười biếng, dựa giẫm, ỷ lại để rơi vào sự nghèo khổ, hèn kém. Như vậy, phân tầng xã hội không hợp thức tạo nên sự bất công xã hội, làm tăng cách biệt giàu nghèo xã hội. Nó là xiềng xích trói buộc năng lực sáng tạo của con người, làm thui chột đi những năng lực thể chất và trí tuệ chân chính của con người. Nó là nguyên nhân tích tụ mầm mống của sự bất bình và xung đột xã hội, tạo nên những mâu thuẫn xã hội, thậm chí, có lúc tạo nên những đối kháng xã hội mà đỉnh cao là sự rối loạn và sự phá vỡ trật tự xã hội Phân tầng xã hội là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất sớm và được thể hiện rất đa dạng ở các quốc gia khác nhau, ở các giai đoạn lịch sử khác nhau và những nền văn hóa khác nhau.

Dựa vào tính cơ động của xã hội và kiểu xã hội có thể chia ra hai hệ thống phân tầng xã hội điển hình là hệ thống phân tầng đóng – phân tầng trong xã hội đẳng cấp và hệ thống phân tầng mở - phân tầng xã hội có giai cấp3.

Hệ thống phân tầng “đóng” – phân tầng trong xã hội đẳng cấp

Đặc trưng nổi bật của hệ thống phân tầng đóng là ranh giới giữa các tầng xã hội hết sức rõ rệt, được duy trì một cách nghiêm ngặt, địa vị của mỗi người được quy định ngay lúc mới sinh ra bởi nguồn gốc dòng dõi của cha mẹ mình. Một người nào đó sinh ra từ đẳng cấp nào thì mãi mãi sẽ nằm trong đẳng cấp ấy không có cách nào để thay đổi được. Trong xã hội đẳng cấp duy trì việc (nội giao) và cấm những thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau xây dựng hôn nhân. Do vậy phân tầng xã hội đóng đã cố định các giai tầng xã hội và làm cho xã hội kém năng động, chậm phát triển4

. Hiện nay vết tích của hệ thống phân tầng đóng vẫn còn ở một số vùng như Bắc Phi, Trung Đông và Châu Á (vào năm 1981 vẫn còn hơn 1 triệu người sống trong cảnh nô lệ).

Hệ thống phân tầng “mở” – phân tầng trong xã hội có giai cấp

Đặc trưng của hệ thống phân tầng “mở” là địa vị của con người chủ yếu phụ thuộc vào địa vị của họ trong kinh tế. Trong hệ thống phân tầng này, ranh giới giữa các tầng không quá cứng nhắc và tách biệt như trong xã hội đẳng cấp mà linh hoạt và mềm dẻo hơn. Địa vị của cá nhân thường phụ thuộc vào nghề nghiệp và thu nhập của họ. Trong hệ thống phân tầng

3Lương Văn Úc (2009). Giáo trình xã hội học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bộ môn Tâm lý xã hội học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Trang 67.

4

Lương Văn Úc (2009). Giáo trình xã hội học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bộ môn Tâm lý xã hội học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Trang 67.

xã hội có giai cấp, pháp luật đã chính thức hủy bỏ sự cấm kỵ hôn nhân giữa các tầng xã hội. Hầu hết các xã hội hiện nay trên thế giới đều thuộc vào hệ thống phân tầng này. Hệ thống phân tầng xã hội mở đã tạo cơ hội cho các cá nhân khẳng định năng lực lao động của mình để khẳng định mình trong xã hội. Do vậy hệ thống phân tầng xã hội mở đã tạo ra tính năng động xã hội mạnh và thúc đẩy xã hội phát triển nhanh chóng5

.

Phân tầng xã hội theo tuổi

- Là hiện tượng phổ biến trong xã hội cộng sản nguyên thủy (thời kỳ tiền giai cấp). Đến xã hội có giai cấp, vẫn tiếp tục có sự bất bình đẳng về lứa tuổi. Lứa tuổi thể hiện sự khác nhau về uy tín xã hội và kinh nghiệm. Người cao tuổi có quyền dạy bảo người ít tuổi hơn (chứ không có sự ngược lại).

- Trong xã hội truyền thống (dựa trên kinh tế nông nghiệp với các công xã nông thôn), quyền lực của các công lão được coi là chuẩn mực. Ở xã hội hiện đại “sống lâu lên lão làng” không còn là con đường thăng tiến địa vị xã hội chủ yếu nữa nhưng vẫn là dấu ấn đậm nét trong nhiều sinh hoạt cộng đồng khác nhau.

Để mô hình hoá cấu trúc phân tầng của một xã hội, người ta thường sử dụng các “tháp phân tầng”, tương tự như “tháp dân số”, tức là sắp xếp các “tầng” theo thứ tự từ dưới đáy là các tầng lớp nghèo khổ (hạ lưu) lên đến tầng lớp trung bình (trung lưu thấp và cao) và trên cùng là tầng lớp giàu có (thượng lưu), cùng với tỷ lệ phần trăm mà các tầng lớp này chiếm trong cơ cấu xã hội. Trong lịch sử, người ta đã “loại hình hoá” một số

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)