Khái niệm nông thôn và xã hội học nông thôn

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 142 - 143)

Xã hội nông thôn là một phạm trù lịch sử, nói tới một hình thái kinh tế-xã hội. Xã hội nông thôn là một cấu trúc xã hội chỉnh thể từ các khía cạnh: cấu trúc, chính trị, kinh tế, văn hóa,... Trong tương quan với tổng thể, xã hội nông thôn là một thành tố cấu thành (bên cạnh xã hội đô thị - thị dân) thì xã hội nông thôn có những nét đặc thù riêng và có tính độc lập tương đối.

Xã hội học nông thôn là chuyên ngành Xã hội học nghiên cứu về xã hội nông thôn. Nó cố gắng khám phá ra các quy luật phát triển của xã hội nông thôn, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cách thức tổ chức xã hội nông thôn, cơ cấu và chức năng, những mục tiêu và các khuynh hướng phát triển của nó.

Xã hội học nông thôn là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề, các sự kiện và tính quy luật đặc thù của hệ thống xã hội nông thôn, xét trong toàn bộ tính chỉnh thể và phức tạp, đa dạng, phong phú của nó trong hiện thực.

Oxipop, 1990: “Vấn đề trung tâm của xã hội học nông thôn là nghiên cứu quá trình tái tạo xã hội, xác lập các mức độ phù hợp của các điều kiện, mục tiêu và kết quả của quá trình đó”.

Bertrand, 1972: “Xã hội học nông thôn nghiên cứu mối quan hệ của con người trong hoàn cảnh môi trường nông thôn”.

Tô Duy hợp, 1997: “Xã hội học nông thôn nghiên cứu động lực và tình hình đời sống nông thôn”.

Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 1997: “Xã hội học nông thôn là một lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học chuyên biệt, nó nghiên cứu về nguồn gốc, sự tồn tại và phát triển nông thôn như là một cộng đồng xã hội”

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 142 - 143)