Khái niệm dư luận xã hội, xã hội học về dư luận xã

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 127 - 128)

Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt, biểu thị thái độ phán xét, đánh giá của quần chúng đối với các vấn đề mà họ quan tâm.

Xã hội học về dư luận xã hội là một chuyên ngành của xã hội học, xem xét các cộng đồng người có những quan tâm về lợi ích, nhu cầu vật chất hay tinh thần của họ trong sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, nghệ thuật. Hay nói cách khác, xã hội học về dư luận xã hội xem xét và nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng xã hội trong mối liên hệ với những người khác.

Xã hội học về dư luận xã hội (DLXH) là một lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học. Do tính chất không xác định của thuật ngữ DLXH, cho nên cũng tồn tại nhiều cách xác định khác nhau về đối tượng nghiên cứu của xã hội học DLXH. Tuy nhiên, nguyên tắc chung để xác định các chuyên ngành của xã hội học là căn cứ và xuất phát từ đối tượng cũng như khách thể nghiên cứu của xã hội học nói chung.

Như vậy, đối tượng nghiên cứu của xã hội học về DLXH là các quy luật xã hội trong hoạt động của DLXH. Các quy luật này được phân tích

Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học

Khách thể nghiên cứu của Xã hội học

Khách thể nghiên cứu của Xã hội học về DLXH Đối tượng nghiên cứu của

từ hai khía cạnh. Trong khía cạnh thứ nhất xã hội học nghiên cứu những yếu tố khách quan có tính chất chung cho các xã hội và những yếu tố đặc thù cho một loại xã hội cụ thể mà có ảnh hưởng đến quá trình phát sinh, phát triển, tồn tại và diệt vong của DLXH. Theo mặt thứ hai, xã hội học thực hiện những thống kê mang tính chất định lượng hoặc định tính về nội dung của DLXH. Đó chính là những cuộc trưng cầu ý kiến. Nếu xét về khuynh hướng nghiên cứu cơ bản, những nhà xã hội học ở Liên Xô cũ nghiên cứu nhiều hơn mặt thứ nhất (khía cạnh luận lý về DLXH), các nhà khoa học ở Mỹ lại chú trọng hơn ở mặt thứ hai - các trưng cầu dư luận.

Tóm lại, xã hội học về DLXH là một lĩnh vực của xã hội học có đối tượng nghiên cứu là cơ cấu, các quy luật, các kênh các cơ chế hình thành và vận hành của DLXH dưới tác động của những quy luật xã hội chung cũng như của những đặc thù riêng ở mỗi xã hội. Cách hiểu về đối tượng nghiên cứu của xã hội học về dư luận xã hội như vậy sẽ giúp chúng ta khai thác được những quy luật chung chi phối DLXH như dân chủ, tự do hay những đặc thù riêng của một quốc gia Á đông chịu ảnh hưởng của Khổng giáo như Việt Nam1.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 127 - 128)