Nghiên cứu dư luận xã hội bằng phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 138 - 139)

hội học

Những phương pháp tiếp cận dư luận xã hội khá đa dạng. Nó bao gồm phương pháp Mô tả (description), Đo đạc (mesurement), Trưng cầu (polls), Thí nghiệm (experiments) và Lý thuyết (theory).

Tiếp cận mô tả thường được sử dụng khi chúng ta muốn biết quan

điểm của một nhóm đặc thù nào đó trong cơ cấu, hoặc khi chúng ta muốn so sánh quan điểm của những nhóm khác nhau. Thí dụ khi chúng ta muốn tìm hiểu phản ứng của sinh viên với quyết định tăng học phí, thái độ của người bán hàng rong về những quyết định “đường thông, hè thoáng” hay khi chúng ta muốn so sánh quan điểm của người dân sống ở nông thôn và người người dân sống ở thành thị về vấn đề môi trường. Thực tế là khi tiếp cận mô tả, tiếp cận trưng cầu (điều tra) hay tiếp cận đo đạc DLXH có sự chồng lấn nhất định nào đó. Tuy nhiên các nhà mô tả DLXH không chú ý đến vấn đề lượng hóa bằng những nhà đo đạc. Họ cũng không đặt trọng tâm vào vấn đề mẫu đại diện như các nhà trưng cầu. Họ cũng không quan tâm nhiều đến vấn đề tìm hiểu và giải thích về gốc rễ của thái độ bằng những nhà thí nghiệm và nhà lý luận. Tiếp cận mô tả được dùng nhiều trong xã hội học.

Tiếp cận đo đạc bao gồm những phương pháp tinh vi để lượng hóa

và cân đo thái độ. Hàng loạt các thang đo được các nhà xã hội học và tâm lý học sử dụng là thang Likert, thang Bogadus, thang Gutman, Thurstone, Osgood v.v. Tuy nhiên những nhà trưng cầu và những nhà thí nghiệm dùng rất ít các thang này để đo đạc, còn những nhà mô tả dùng nó một cách ít ỏi. Tiếp cận đo đạc được dùng nhiều trong tâm lý học xã hội.

Tiếp cận trưng cầu (còn gọi là điều tra thăm dò) chủ yếu liên quan

đến dư luận xã hội của những nhóm lớn đối với vấn đề xã hội quan trọng nào đó. Nhà trưng cầu đặt biệt quan tâm đến tính đại diện mẫu. Vì vậy đối với họ điều ưu tiên số một là mẫu phải đảm bảo tính đại diện. Tiếp cận trưng cầu thường dùng nhiều trong xã hội học và khoa học chính trị.

Tiếp cận giải thích tập trung để giải thích vấn đề bản chất nhất của

DLXH và thái độ, như DLXH hình thành thế nào, khi nào nó có thể bị thay đổi. Tiếp cận lý thuyết có thể thực hiện mà không cần nghiên cứu kinh nghiệm. Những tiếp cận này cũng có thể sử dụng các bằng chứng thí nghiệm, hay nghiên cứu kinh nghiệm để bác bỏ hay hiệu chỉnh lý thuyết. Các nhà thí nghiệm và nhà lý luận có nhiều điểm chung hơn cả so với ba tiếp cận đầu tiên. Tiếp cận lý thuyết được sử dụng nhiều trong xã hội học và khoa học chính trị.

Tiếp cận thí nghiệm được hiểu là quá trình điều khiển những tình

huống thí nghiệm sao cho có thể tạo ra những mức độ khác nhau của biến số độc lập và quan sát những tác động ảnh hưởng đến những biến số phụ thuộc. Các thí nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về ý kiến và thái độ không phải nhằm mục đích xem DLXH vào thời điểm nào đó phản ứng như thế nào với những sự kiện nhất định. Chúng thường được thiết kế để kiểm tra xem liệu những điều kiện nào đó do người thí nghiệm đặt ra có những ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hình thành củng cố hoặc thay đổi quan điểm thái độ v.v. Những thí nghiệm nổi tiếng trong lĩnh vực này là thí nghiệm của A. Asch về áp lực của nhóm, thí nghiệm của Howland và trường phái Yale về ảnh hưởng của phương pháp truyền thông đến sự thay đổi ý kiến, thí nghiệm của Allport và Postman về tin đồn. Tiếp cận thí nghiệm được sử dụng nhiều trong tâm lý học xã hội.

Trên thực tế trong công cụ của một số cuộc điều tra xã hội học, thí dụ như điều tra Giá trị Thế giới (phần nghiên cứu tại Việt Nam do Viện Nghiên cứu Con người thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện) chúng ta thấy có sự phối hợp của ba tiếp cận: mô tả, đo đạc, trưng cầu. Tức là trong đó các nhà nghiên cứu cũng chọn mẫu đại diện toàn quốc, mô tả ý kiến của từng tiểu nhóm dân cư, và sử dụng thang như thang Likert, Bogadus để đo đạc thái độ. Nói cách khác ba cách tiếp cận đầu cũng như hai dạng tiếp cận sau nhiều khi được dùng phối hợp trên thực tế3.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 138 - 139)