4.3.1 Khái niệm vị thế xã hội
Vị thế xã hội hay địa vị xã hội là một trong những khái niệm cơ bản trong nghiên cứu xã hội học, ở đó là việc xác định hay định vị một cá nhân trong một đơn vị xã hội nhất định. Các nhà xã hội học đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về định nghĩa, khái niệm thế nào là “vị thế xã hội”.
- Khái niệm “vị trí” hay “vị thế” (status) được R. Linton (1936)
định nghĩa như một “vị trí trong hệ thống xã hội”. Hay chúng ta có thể
nói ngược lại là: xã hội là một mạng lưới được dệt nên bởi các vị trí và
vai trò.4
- Trong xã hội học Mỹ, thuật ngữ “social status” (vị thế xã hội)
thường được hiểu theo hai nghĩa: (1) một vị trí “position” cụ thể nào đó trong cấu trúc xã hội, chẳng hạn như vị trí người cha, vị trí một luật sư (mỗi vị trí này tương ứng với một vai trò, như đã nói trên); (2) một vị thế xã hội bao quát hơn (global status), theo nghĩa là toàn bộ những đánh giá của xã hội (social evaluations) đối với một cá nhân hay một nhóm – đánh giá về mặt uy tín, thế lực, trọng vọng, danh dự (có lẽ tương với khái niệm “công danh sự nghiệp”). Hiểu theo nghĩa thứ hai này, chữ “social status” có lẽ cần được dịch chính xác hơn là “địa vị xã hội”. Như vậy, địa vị xã hội [vị thế xã hội] của một người là cái mà xã hội công nhận nơi người này một cách tương đối tổng quát xét trong thang bậc xã hội. G.Lenski, cho rằng có bốn nhân tố quan trọng nhất cấu tạo nên địa vị xã hội trong xã hội Mỹ, đó là: thu nhập, uy thế nghề nghiệp, trình độ học vấn và chủng tộc.5
- Theo I. Robertsons, vị thế là một vị trí xã hội. Mỗi vị thế quyết định chỗ đứng của một cá nhân hay nhóm xã hội trong kết cấu xã hội cung như phương thức quan hệ, ứng xử của cá nhân và nhóm xã hội đó với xã hội xung quanh.6
- Theo J.H. Fischer, vị thế là vị trí của một người đứng trong cơ cấu tổ chức xã hội theo sự thẩm định, đánh giá của xã hội. Vị thế xã hội là vị trí (địa vị) hay thứ bậc mà những người đang sống chung với một người nào đó dành cho anh ta một cách khách quan.7
Ngoài ra Fischer đã chỉ rõ rằng “Vị trí then chốt chính là “cửa sổ” lớn nhất mà cá nhân mở
ra cho bên ngoài tìm hiểu về mình và chính qua cái cửa sổ đó mà xã hội sẽ quan sát và giải thích về những vị thế khác của anh ta”.8
Như vậy, ở đây ta thấy địa vị xã hội hay vị thế xã hội là một khái
niệm khách quan, nó không phụ thuộc vào chủ thể nắm giữ vị thế ấy trong tổ chức của hệ thống xã hội mà anh ta đang sinh sống. Ở đó là sự sắp xếp, thẩm định hay đánh giá của xã hội dành cho cá nhân và nói đến
4 Trần Hữu Quang (1998), Sđd, tr.39. 5 Trần Hữu Quang (1998), Sđd, tr.45-46. 6 Nguyễn Đình Tấn (2005), Sđd, tr.44. 7 Nguyễn Đình Tấn (2005), Sđd, tr.44. 8
Nguyễn Minh Hòa (1997). Xã hội học những vấn đề cơ bản. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM, tr.54.
vị thế xã hội là nói đến vị trí, thứ bậc cao thấp trong thang bậc xã hội của cộng đồng mà cá nhân đó tương tác.
4.3.2 Đặc điểm của vị thế xã hội
Một số đặc điểm cần lưu ý khi nghiên cứu vị thế xã hội:9
- Vị thế xã hội không nhất thiết gắn với người có uy tín và địa vị xã hội cao.
- Vị thế không thuần túy phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của mỗi người về chính mình.
- Vị thế của mỗi người cần đối chiếu hay gắn với những tiêu chuẩn khách quan của xã hội.
- Vị thế của mỗi người là vị trí xã hội mà những người đang sống trong cộng đồng với người đó dành cho họ, đánh giá hay suy tôn họ. Đây là tiêu chuẩn khách quan nằm ngoài mong muốn chủ quan của con người. - Vị thế xã hội của mỗi người có tính ổn định tương đối; nó không đơn giản phụ thuộc vào những ý kiến đánh giá thay đổi thất thường của những người xung quanh.
Ba đặc trưng cơ bản mà thông qua đó vị thế xã hội của mỗi người được thể hiện, đó là: quyền lực xã hội, quyền lợi và trách nhiệm.10
- Quyền lực xã hội là quyền lực của một vị thế xã hội nào đó được xã hội thừa nhận hoặc trao cho cá nhân để thực hiện vai trò của mình trong xã hội.
- Quyền lợi xã hội là những điều kiện vật chất và tinh thần mà mỗi vị thế xã hội có được từ xã hội.
- Trách nhiệm xã hội là những quy định của xã hội đối với kết quả và hậu quả của việc thực hiện quyền lực xã hội ở mỗi vị thế xã hội nhất định.
4.3.3 Nguồn gốc và các yếu tố tạo thành vị thế xã hội
- Dòng dõi - Của cải - Nghề nghiệp
- Chức vụ và quyền lực do chức vụ đó mang lại
9 Nguyễn Đình Tấn (2005), Sđd, tr.45.
10Lương Văn Úc (2009). Giáo trình xã hội học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bộ môn Tâm lý xã hội học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, tr.186-187.
- Trình độ học vấn
- Cấp bậc, chức sắc trong tôn giáo, dòng họ, làng bản… - Những đặc điểm về sinh lý, giới tính
Ở Mỹ người ta cho rằng có bốn yếu tố cấu thành nên vị thế xã hội của cá nhân, bao gồm:
- Thu nhập
- Uy thế nghề nghiệp - Trình độ học vấn - Chủng tộc
4.3.4 Các loại vị thế xã hội
Trong việc phân loại vị thế xã hội tùy thuộc vào lát cắt mà người ta có thể phân chia khác nhau, sau đây là cách phân chia theo một vài lát cắt cơ bản:
- Căn cứ vào tình trạng tự nhiên và xã hội chúng ta có hai loại vị thế: vị thế có sẵn [hay còn gọi là vị thế xuất thân, vị thế chỉ định] và vị thế giành được.
+ Vị thế có sẵn [hay còn gọi là vị thế xuất thân, vị thế chỉ định], đó
là loại vị thế xã hội mà bất kỳ cá nhân nào cũng nhận được ngay khi mới chào đời do nguồn gốc xuất thân từ cha mẹ của đứa trẻ quyết định như tôn giáo, chủng tộc, sắc tộc, dòng dõi, gia thế, nghề nghiệp…
+ Vị thế giành được, đó là những vị trí mà cá nhân có được khi đã
trưởng thành. Cá nhân giành được chúng bằng sự nỗ lực không ngừng, bằng tài năng, học vấn, bằng sự chịu khó chăm chỉ và không thể không tính đến cả cơ may và những thủ đoạn mà cá nhân dung để đạt được vị thế xã hội đang nắm giữ.
- Căn cứ vào vai trò và tầm ảnh hưởng của từng vị thế mà người ta cũng có thể phân chia thành vị thế then chốt và vị thế không then chốt.
+ Vị thế then chốt, còn gọi là vị thế chủ đạo (phụ thuộc vào hai yếu
tố: Do chính bản thân con người tạo ra và phụ thuộc vào trật tự ưu tiên trong thang giá trị hiện hành), vị thế then chốt luôn đóng vai trò chi phối, chế ước lên chính toàn bộ nhân cách xã hội của cá nhân như J.H. Fischer đã từng đề cập và ông coi nó như “cửa sổ” để cá nhân, xã hội đánh giá về vị thế xã hội của cá nhân đó. + Vị thế không then chốt, là những vị thế không giữ vai trò cơ bản, chủ
Bản thân mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội đã là sự tổng hòa của nhiều loại vị thế khác nhau và các vị thế này thường là hòa hợp với nhau, tác động và bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, vẫn có thể diễn ra tình trạng xung đột, mâu thuẫn giữa các vị thế trong một cá nhân.
Ở tình trạng hòa hợp các vị thế sẽ là điều kiện thuận lợi để cá nhân hoàn thành được vai trò xã hội của mình.
Ở tình trạng mâu thuẫn vị thế sẽ gây ra những rào cản để cá nhân hoàn thành các vai trò được mong đợi của mình. Và người ta thường dung thuật ngữ “status inconsistency”(mâu thuẫn giữa các vị thế) để chỉ tình trạng không ổn định về mặt địa vị hay vị thế xã hội. Từ điểm này G. Lenski đưa ra khái niệm “status crystallization” (kết tinh vị thế) để chỉ
tình trạng tương hợp giữa các vị thế. Khi gặp tình trạng mâu thuẫn giữa các vị thế, người ta hoặc là mong muốn thay đổi về cơ bản hệ thống phân tầng xã hội, hoặc là cố gắng “kết tinh” các vị thế của mình lại với nhau cho nhất quán. Thông thường tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp là ba loại vị thế dễ xảy ra mâu thuẫn nhất trong một xã hội.11
Công trình nghiên cứu của Miyamoto và Dornbusch (1956), đã chứng minh cho thấy là việc tự đánh giá của mỗi người về địa vị xã hội của mình thực ra cũng phản ánh lại cách đánh giá của người khác về mình. Họ đề nghị người điều tra lượng giá về chính mình và về những người xung quanh trong nhóm của mình xét về mức thông minh, tính dễ mến, sự thu hút và về mức độ tin cậy. Kết quả cho thấy cách lượng giá của mỗi người về chính mình có hệ số tương quan rất chặt chẽ với cách đánh giá của người khác về mình.12
4.3.5 Cơ chế sắp đặt vị thế xã hội
Mỗi xã hội đều có cơ chế sắp đặt vị thế xã hội, tức là mỗi cá nhân có được vị thế xã hội cho bản thân bằng các cơ chế nhất định. Hiện nay có ba cơ chế cơ bản sau để sắp đặt vị thế xã hội. Đó là, cơ chế tiến cử, cơ chế bầu cử và cơ chế thi cử.
- Cơ chế tiến cử, là cơ chế trong đó một cá nhân được một cá nhân
hay tổ chức đề bạt với cấp trên bổ nhiệm vào một vị thế xã hội nào đó. - Cơ chế bầu cử, là cơ chế trong đó cộng đồng lựa chọn một cá
nhân hoặc một nhóm người lãnh đạo cộng đồng bằng các hình thức bỏ phiếu lựa chọn.
11 Trần Hữu Quang (1998), Sđd, tr.46.
- Cơ chế thi cử, là cơ chế trong đó người được bổ nhiệm vào vị
thế xã hội phải trải qua một kỳ thi giám định khả năng làm việc hoặc qua một hội đồng giám định khả năng làm việc.
Trong bất kỳ xã hội nào người ta cũng sử dụng ba cơ chế trên, song khuynh hướng sử dụng cơ chế ở các loại vị thế xã hội khác nhau có khác nhau tùy thuộc vào bản chất của xã hội đó và tùy thuộc vào ưu nhược điểm của mỗi loại cơ chế.
4.4 VAI TRÒ XÃ HỘI(SOCIAL ROLE) 4.4.1 Khái niệm vai trò xã hội 4.4.1 Khái niệm vai trò xã hội
G.H. Mead (nhà xã hội học người Mỹ, thuộc trường phái lý thuyết
tương tác biểu trưng của Trường Đại học Tổng hợp Chicago), là người
đầu tiên đưa thuật ngữ Vai trò xã hội (Social role) vào trong khoa học lần đầu tiên vào năm 1934. Thuật ngữ này bắt nguồn từ việc người diễn viên đóng vai và diễn trò trên sân khấu. Có thể nói vai trò xã hội là khái niệm để chỉ sự mong đợi xã hội đối với hành vi diễn xuất của một cá nhân trong một tình huống xã hội cụ thể và trong một khung cảnh xã hội nhất định.
- Theo Ralph Linton (1936), coi vai trò là những lối ứng xử đã được quy định sẵn và áp đặt, tương ứng với những vị trí cụ thể nhất định.13
- Theo Jean Stoetzel, “Vai trò như là tập hợp ứng xử của mỗi cá
nhân mà mọi người khác chờ đợi”.14
- Theo I. Robertsons, vai trò là tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định.15
- Theo J.H. Fischer, sự phối hợp và tương tác qua lại của các khuôn mẫu được tập trung thành một nhiệm vụ xã hội gọi là vai trò. Nói một cách khác, vai trò là những hành động, hành vi ứng xử, những khuôn mẫu tác tác phong mà xã hội chờ đợi, đòi hỏi một người hay một nhóm xã hội nào đó phải thực hiện trên cơ sở vị thế của họ.16
Vai trò xã hội của một người có nghĩa là người đó phải đảm nhận hay thể hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở
13
Trần Hữu Quang (1998), Sđd, tr.44.
14 Nguyễn Minh Hòa (1997), Sđd, tr.50.
15 Nguyễn Đình Tấn (2005), Sđd, tr.52.
vị thế của người đó. Đồng thời họ cũng nhận được những quyền lợi xã hội tương ứng với việc thực hiện vai trò của họ. Như vậy ta thấy rằng, khái niệm vai trò xã hội có sự liên hệ gắn bó chặt chẽ với khái niệm vị thế xã hội, hay có thể nói vị thế nào thì vai trò ấy. Trong suốt cuộc đời
của mình các cá nhân chiếm giữ nhiều vị thế khác nhau do đó họ cũng phải diễn nhiều vai trò khác nhau, trong một thời điểm nào đó cá nhân nắm giữ cùng lúc nhiều vị thế thì họ cũng đồng thời phải diễn nhiều vai trò cùng một lúc.
Chúng ta có thể coi mỗi cá nhân hiện hữu trong xã hội chính là hiện hữu qua các vai trò xã hội, và rằng các cá nhân khi thực hiện hành vi giao tiếp với nhau chính là giao tiếp qua các vai trò xã hội và chỉ qua các vai trò xã hội chúng ta mới có thể thực hiện được cái gọi là “quan hệ xã
hội”.17
4.4.2 Những vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu vai trò xã hội
Một vai trò xã hội có thể có nhiều mức độ biểu hiện, hay những sắc thái khác nhau về khuôn mẫu tác phong.
Vai trò không chỉ bao gồm những khuôn mẫu tác phong biểu hiện ra bên ngoài mà còn bao hàm cả những khuôn mẫu nội dung tinh thần ở bên trong.
Nội dung của bất kỳ vai trò xã hội nào cũng luôn được liên hệ với những vai trò xã hội khác.
Giới hạn của sự co giãn trong mức độ biểu hiện của vai trò. Mức độ biểu hiện của vai trò có sự co giãn nhất định, nhưng mức độ co giãn chỉ được chấp nhận đến một giới hạn nhất định, vượt khỏi giới hạn đó thì sẽ dẫn đến sai lệch; có nghĩa là người ta sẽ không làm đúng vai trò của mình nữa.
Căng thẳng và xung đột vai trò. Căng thẳng vai trò xảy ra khi khi cá nhân thấy rằng vai trò không thích hợp và họ khó khăn trong việc thực hiện vai trò đó, nhất là những vai trò được nhiều người mong đợi, kỳ vọng quá nhiều. Xung đột vai trò xảy ra khi cá nhân cùng lúc chiếm giữ hai hay nhiều vị thế, vai trò và khi cá nhân tham gia nhiều nhóm xã hội khác nhau, họ phải đáp ứng những mong đợi của những nhóm xã hội khác nhau, nhiều khi những mong đợi đó xung đột với nhau về lợi ích.
Vai trò và nhân cách. Theo J.H. Fischer, trên phương diện xã hội học, nhân cách xã hội là toàn bộ những vai trò của cá nhân, nhân cách xã hội chính là hệ thống toàn vẹn của những vai trò làm trung gian trong
những nhóm, những đoàn thể, những tổ chức xã hội mà cá nhân thực hiện những vai trò của mình.
Một người không chỉ có một vai trò mà có nhiều vai trò. Một người nào đó tham gia vào bao nhiêu đoàn thể xã hội thì có bấy nhiêu vai trò. Mức độ nhiều hay ít các vai trò phụ thuộc vào mức độ tham gia nhiều hay ít của một người nào đó vào các đoàn thể, tổ chức xã hội.
Nghiên cứu vai trò cũng cần phân biệt giữa những vai trò chung trừu tượng với vai trò cụ thể.
4.4.3 Các loại vai trò xã hội
a) Vai trò định chế (qua trường lớp)
Đây là loại vai trò mà khi cá nhân thực hiện nó buộc phải tuân theo