Phỏng vấn sâu

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 62 - 63)

(1) Khái niệm: Phỏng vấn là cách thu thập thông tin sơ cấp thông qua việc hỏi và trả lời, các câu hỏi được dùng là các câu hỏi mở.

Phỏng vấn có thể được thực hiện dưới các hình thức sau: - Phỏng vấn mặt đối mặt.

- Phỏng vấn qua điện thoại. - Phỏng vấn qua thư tín.

(2) Các kiểu phỏng vấn.

- Phỏng vấn cơ cấu hóa: đây là cuộc phỏng vấn diễn ra theo kế hoạch đã được vạch sẵn tỉ mỉ và chu đáo. Người phỏng vấn dựa vào một bảng câu hỏi đã được soạn sẵn và in đồng loạt, có thể người trả lời cũng có sẵn một bản ở trên tay. Người thực hiện phỏng vấn phải tuân thủ một số nguyên tắc:

+ Không đảo lộn thứ tự các câu hỏi.

+ Đọc đúng câu hỏi trong bảng hỏi, không thêm bớt, không gợi ý. Kiểu phỏng vấn này thường được dùng khi tiến hành phỏng vấn tập trung hoặc phỏng vấn hàng loạt cá nhân với cách thức mặt đối mặt trong một khoảng thời gian hạn chế với cùng một nội dung đã được ấn định.

- Phỏng vấn bán cơ cấu hóa: cũng tương tự như phỏng vấn cơ cấu hóa, trong phỏng vấn bán cơ cấu hóa bảng câu hỏi được thiết kế chỉ là các chủ đề mà nhà nghiên cứu quan tâm, tùy thuộc vào điều kiện bên ngoài mà khai thác thông tin cho phù hợp, có thể đảo thứ tự các câu hỏi, gợi mở cho người trả lời.

- Phỏng vấn không cơ cấu: cuộc phỏng vấn được dựa trên một số chủ đề mà nhà nghiên cứu quan tâm, các chủ đề được vạch ra trên giấy, trong quá trình hỏi người phỏng vấn có thể hỏi bất cứ chủ đề nào mà mình quan tâm. Quan trọng là làm sao lấy được thông tin mà mình quan tâm. Lối phỏng vấn này có nhiều tên khác nhau như: phỏng vấn tự do, phỏng vấn sâu, phỏng vấn mở, hay phỏng vấn mạn đàm.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 62 - 63)