5.1.1 Khái niệm bất bình đẳng
Bất bình đẳng là một vấn đề trung tâm của xã hội học, nó là cơ sở tạo nên sự phân tầng xã hội. Bất bình đẳng không phải là hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân mà nó xuất hiện khi có một nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác.
Con người trong xã hội mang nhiều đặc điểm khác nhau về giới tính, tuổi tác, chủng tộc, tôn giáo, tài sản và uy tín xã hội, quyền hành,… chúng ta gọi những sự khác biệt này là bất bình đẳng xã hội. Ở đây bất bình đẳng xã hội chưa mang một phê phán giá trị tốt hay xấu.
Nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp Pierre Bourdieu quan niệm rằng trong xã hội, chúng ta đã thừa hưởng và mang theo bên mình ba loại vốn (cappitaux) – trong nghĩa đen cũng như nghĩa bóng: vốn liếng kinh tế, vốn liếng xã hội và vốn liếng văn hóa. Chính những khác biệt về vốn liếng đã đặt mỗi cá nhân vào những vị trí khác nhau trong các tầng lớp xã hội khác nhau. Đây cũng là những cơ sở đầu tiên đặt nền móng cho sự bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội.
Các nhà xã hội học đã cố gắng khám phá nguồn gốc những bất bình đẳng trong cơ cấu và trong văn hóa của chính các xã hội này. Họ thấy rằng những khác biệt bẩm sinh giữa những cá nhân, và sự phát triển của từng cá nhân cũng đào sâu những khác biệt này, nhưng mặt khác các nhà xã hội học cũng quan niệm nền văn hóa và cơ cấu xã hội có thể cũng cố và duy trì những khác biệt, những bất bình đẳng của cá nhân đó. Hơn thế nữa, mỗi xã hội có những phương cách khác nhau trong việc sở hữu các tư liệu sản xuất và các tư liệu này đến lượt chúng chi phối quá trình tái sản xuất và đào tạo các thế hệ kế tiếp. Do đó, nhà xã hội học cần nghiên cứu xem những sự khác biệt trên hình thành nên những mô thức bất bình đẳng khác nhau như thế nào trong các xã hội cụ thể.
Nhưng sự bất bình đẳng chỉ trở thành phân tầng xã hội khi các cá nhân được sắp xếp theo các vị trí cao thấp theo những thuộc tính của mình như lợi tức, của cải, quyền hành uy tín, tuổi tác, dân tộc,… Như vậy, khái niệm phân tầng xã hội ám chỉ những phương thức mà xã hội
sắp xếp các thành viên của mình trên cơ sở sự giàu có, quyền lực hay uy tín xã hội.
Khái niệm bất bình đẳng: bất bình đẳng là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm.
5.1.2 Bất bình đẳng xã hội gồm hai loại
Bất bình đẳng mang tính tự nhiên: đó là sự khác biệt giữa các cá nhân về các đặc điểm sẵn có như: giới, tuổi, chủng tộc, trí lực, phẩm chất sẵn có,…
Bất bình đẳng mang tính xã hội: Đó là sự phân công xã hội dẫn đến cá nhân có sự phân tầng, từ đó tạo ra lợi ích khác nhau giữa các cá nhân.
Nhìn trên quan điểm của các nhà xã hội học nghiên cứu về cơ cấu xã hội thì:
+ Bất bình đẳng được xem như là điều kiện để tổ chức xã hội. + Bất bình đẳng là cơ sở cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. + Bất bình đẳng đảm bảo cho đời sống và phát triển xã hội.
5.1.3 Cơ sở tạo nên sự bất bình đẳng
Bất bình đẳng thường xuyên tồn tại với những nguyên nhân và kết quả cụ thể liên quan đến giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ,…
Tất cả các nguyên nhân đa dạng của bất bình đẳng được quy về ba dạng: những cơ hội trong cuộc sống, địa vị xã hội, ảnh hưởng chính trị.
Những cơ hội trong cuộc sống: gồm tất cả thuận lợi về vật chất có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Thuận lợi vật chất: của cải, thu nhập, tài sản và những điều kiện như lợi ích chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội,… Cơ hội trong cuộc sống là cơ sở khách quan của bất bình đẳng xã hội.
Cơ sở địa vị xã hội: Bất bình đẳng về địa vị xã hội là do những thành viên của các nhóm trong xã hội tạo nên và thừa nhận chúng. Cơ sở địa vị ở đây có thể là bất cứ cái gì mà một nhóm xã hội cho là ưu việt và được nhóm xã hội khác thừa nhận.
Bất bình đẳng trong ảnh hưởng chính trị: có được do có ưu thế vật chất hoặc địa vị cao. Thực tế, bản thân chức vụ chính trị là cơ sở đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống. Như vậy, có thể nói gốc rễ của sự bất bình đẳng nằm trong mối quan hệ kinh tế, địa vị xã hội và quan hệ chính trị.
5.2 PHÂN TẦNG XÃ HỘI 5.2.1 Khái niệm phân tầng xã hội 5.2.1 Khái niệm phân tầng xã hội
Phân tầng xã hội là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học. Tuy nhiên, ở nước takhái niệm này mới chỉ được đề cập và nghiên cứu trong thời gian cách đây không lâu. Để hiểu được khái niệm phân tầng, cần thiết phải hiểu khái niệm Tầng xã hội.
a. Tầng xã hội (Stratum of society)
Tầng xã hội là tổng thể, tập hợp các cá nhân có cùng một hoàn cảnh xã hội, họ giống nhau hay bằng nhau về địa vị kinh tế (tài sản), địa vị chính trị (quyền lực), địa vị xã hội (uy tín), về khả năng thăng tiến cũng như giành được những ân huệ hay vị trí trong xã hội.
b. Phân tầng xã hội (Social stratification)
Phân tầng xã hội là một thuật ngữ của địa chất được các nhà xã hội học mượn để mô tả một hệ thống dọc được tạo bởi các hạng người trong xã hội nhất định được sắp xếp theo một hệ thống thứ bậc dựa trên một loại tiêu chí nào đó. Mỗi tầng như vậy là một hạng gồm có nhiều đơn vị từ khởi đầu cho đến hết và các hạng trong hệ thống có cùng chủng loại.
Tầng xã hội là tập hợp các cá nhân, nhóm có cùng hoàn cảnh xã hội được sắp xếp theo trật tự thang bậc nhất định trong hệ thống xã hội. Các thành viên của tầng xã hội ngang nhau về tài sản (thu nhập), trình độ học vấn, địa vị, vai trò hay uy tín xã hội, khả năng thăng tiến cũng như có được những ân huệ hay thứ bậc như nhau trong xã hội. Trên cơ sở đó, chúng ta có được khái niệm phân tầng xã hội như sau: phân tầng xã hội là sự phân chia cộng đồng cư dân thành các giai tầng theo địa vị xã hội, địa vị kinh tế, trình độ học vấn và nghề nghiệp để thấy được vị thế, vị trí, vai trò, chức năng xã hội và khả năng đảm bảo đời sống của các giai tầng đó. Nói cách khác, phân tầng xã hội là trạng thái phân chia và hình thành cơ cấu xã hội thành các tầng xã hội khác nhau trong điều kiện thời gian và không gian nhất định. Các tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, uy tín xã hội cũng như một số khác biệt về trình độ học vấn, nghề nghiệp và thị hiếu,… Cũng có thể coi phân tầng xã hội là sự sắp xếp các cá nhân trong một hệ thống xã hội vào các tầng lớp xã hội khác nhau trên cơ sở của sự phân chia những ngạch bậc và những tiêu chuẩn chung về giá trị được thừa nhận. Phân tầng xã hội có các đặc trưng như: phân tầng xã hội là đặc điểm xã hội, không phải đơn thuần là đặc điểm cá nhân; phân tầng xã hội mang tính phổ biến và khả biến; phân tầng xã hội tồn tại dai dẳng qua nhiều thế hệ; phân tầng xã hội được các mẫu niềm tin ủng hộ.
Trong xã hội tư bản, phân tầng xã hội chủ yếu dựa vào tài sản, thu nhập, dòng dõi, và trình độ học vấn. John J. Macionis – nhà xã hội học đương đại đã phân chia giai tầng của nước Mỹ là: tầng lớp thượng lưu, tầng lớp trung lưu, tầng lớp lao động, tầng lớp hạ lưu. Theo thống kê Mỹ năm 1987, nước Mỹ có khoảng 3,4% dân số thượng lưu, 40-45% dân số trung lưu, 30-35% dân số lao động, 20-25% dân số hạ lưu. Ở Việt Nam hiện nay chúng ta chưa thực hiện chính thức thức phân tầng xã hội. Đối với nhà nước chỉ quan tâm đến giới nghèo theo chuẩn nghèo xã hội để nhà nước có các quy định về các chính sách an sinh xã hội. Đối với các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến giới giàu để thấy rõ đầu tàu của xã hội thế nào.
Phân tầng xã hội là một hiện tượng khách quan, phổ biến và khó có thể tránh khỏi. Nó là kết quả của sự phân công lao động xã hội và sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của tất cả mọi chế độ xã hội (trừ giai đoạn đầu của xã hội công xã nguyên thủy và một số bộ lạc mông muội khác đang tồn tại rải rác ở một số châu lục trên thế giới). Sự bất bình đẳng ở đây được hiểu theo nghĩa sự không ngang bằng nhau giữa các cá nhân, giữa các nhóm xã hội về thể chất, trí tuệ, điều kiện, cơ may,… Phân tầng xã hội có ý nghĩa rộng lớn hơn phân chia giai cấp xã hội, vì phân chia giai cấp chỉ là một trong những tiêu chuẩn phân chia xã hội thành các tầng lớp khác nhau, phân chia giai cấp chủ yếu dựa vào mối quan hệ sở hữu với tư liệu sản xuất, còn phân tầng xã hội dựa trên nhiều yếu tố như: địa vị xã hội, địa vị kinh tế, học vấn và nghề nghiệp,…
Phân tầng xã hội có cả mặt “tĩnh” và mặt “ động”, có cả sự ổn định tương đối cũng như sự cơ động của các cá nhân và các nhóm xã hội từ tầng xã hội này sang tầng xã hội khác hoặc chỉ trong nội bộ một tầng xã hội đó. Điều này chỉ cho chúng ta thấy sự khác nhau giữa phân tầng xã hội và phân hóa xã hội. Khi nói đến phân hóa xã hội, người ta nói đến trạng thái động – tức là quá trình mà một xã hội nào đó từ trạng thái tương đối thuần nhất ban đầu, chuyển dần sang thành những nhóm khác nhau (thậm chí đối lập nhau) về lợi ích mức sống và các định hướng giá trị1.
Khái niệm phân tầng xã hội (social stratification): Phân tầng xã hội
là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của xã hội loài người (trừ xã hội sơ khai). Đó là sự phân chia xã hội thành các tầng xã hội khác nhau về địa vị chính trị, kinh tế và xã hội, cũng như những sự khác nhau về trình độ
1
Lương Văn Úc (2009). Giáo trình xã hội học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bộ môn Tâm lý xã hội học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Trang 65-68.
học vấn, nghề nghiệp, phong cách sinh hoạt, kiểu ăn mặc, nơi cư trú, thị hiếu nghệ thuật, mức độ tiêu dùng,…
Từ định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu phân tầng xã hội theo ba đặc trưng:
- Thứ nhất: phân tầng xã hội là sự phân hóa các cá nhân thành
những tầng lớp, thứ bậc khác nhau trong cơ cấu xã hội (phân chia thành lớp trên, dưới).
- Thứ hai: phân tầng xã hội luôn gắn với bất bình đẳng xã hội và
phân công lao động.
- Thứ ba: phân tầng xã hội được lưu truyền qua thế hệ và có sự
thay đổi nhất định.
5.2.2Quan niệm của một số nhà xã hội học về phân tầng xã hội
Quan niệm của Max Weber: Weber là người đầu tiên đề cập đến
khái niệm phân tầng. Ông đưa ra nguyên tắc tiếp cận ba chiều đối với vấn đề phân tầng, coi khái niệm phân tầng xã hội bao hàm cả việc phân chia xã hội thành các giai cấp. Ba chiều hay ba khía cạnh là địa vị kinh tế (tài sản), địa vị chính trị (quyền lực), địa vị xã hội (uy tín) cấu thành các tầng lớp xã hội. Theo Weber tài sản, quyền lực và uy tín có thể độc lập với nhau song trong thực tế chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng có thể chuyển hóa cho nhau, củng cố hoặc chi phối lẫn nhau. Người có tài sản có thể dễ dàng sử dụng để đạt được quyền lực, uy tín; ngược lại, người có quyền lực, uy tín lại có thể sử dụng để nhận được những bổng lộc và quyền lợi kinh tế do xã hội mang lại.
Quan niệm của P.A.Sorokhin: Sorokhin coi phân tầng xã hội là sự
phân hóa của tổng thể các cá nhân thành những giai cấp trong thang bậc của đẳng cấp. Phân tầng xã hội thể hiện rõ nhất trong sự tồn tại của tầng lớp cao nhất và tầng lớp thấp nhất.
Quan niệm của I. Robertsons: I. Robertsons (nhà xã hội học người
Mỹ) coi phân tầng xã hội là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của tất cả các xã hội loài người, là sự khác nhau về khả năng thăng tiến xã hội bởi địa vị của họ trong thang bậc xã hội.
5.2.3Đặc tính chung của phân tầng xã hội
Nhà xã hội học Mỹ J.Macionis đã chỉ ra hệ thống phân tầng xã hội có một vài đặc tính chung sau đây:
Có tính phổ quát trên toàn cầu.
Tồn tại dai dẳng theo thời gian.
Được duy trì bền vững trước hết do điều kiện vật chất xã hội, thể chế chính trị và niềm tin xã hội.
5.2.4 Nguyên nhân của hiện tượng phân tầng
Có thể xác định hiện tượng phân tầng qua hai nguyên nhân:
- Thứ nhất: đó là do sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của tất cả
các chế độ xã hội (trừ giai đoạn đầu của thời kỳ nguyên thủy). Thực tế, mỗi con người trong mỗi một xã hội luôn có sự khác biệt về thể chất, trí tuệ (có người khỏe, yếu, thông minh, kém cỏi, người gặp những cơ may thăng tiến, người chịu rủi ro, thiệt thòi,…). Chính sự khác biệt một cách tự nhiên, khách quan này tạo ra những khả năng chiếm giữ các địa vị xã hội cao thấp, khác nhau.
- Thứ hai: do sự phân công lao động đưa đến sự khác nhau về
nghề nghiệp, thu nhập, các điều kiện làm việc,… đó cũng là những yếu tố tạo nên sự khác nhau về địa vị xã hội. Ngoài ra, còn có những yếu tố chủ quan cá nhân tác động vào quá trình phân tầng xã hội. Ví dụ: trong xã hội cực quyền, sự lạm dụng và thao túng quyền lực của các lãnh chúa (xã hội cũ) và giáo hội cũng tạo ra sự phân tầng hoặc làm gay gắt hơn, làm biến dạng những trật tự vốn có.
5.2.5 Các loại phân tầng
Khi xét đến hậu quả của phân tầng ta có thể phân chia phân tầng thành hai loại: phân tầng xã hội hợp thức, phân tầng xã hội không hợp thức.
- Phân tầng xã hội hợp thức: là sự phân tầng xã hội dựa trên sự
khác biệt một cách tự nhiên về năng lực (thể chất, trí tuệ), về điều kiện cơ may cũng như sự phân công lao động căn cứ vào năng lực của các cá nhân và các nhóm xã hội. Thực chất của phân tầng xã hội hợp thức là sự vận hành xã hội theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Phân tầng xã hội hợp thức là tích cực và cần thiết là điều mong muốn của toàn thể xã hội. Nó tạo nên động lực thúc đẩy xã hội đi lên, tạo nên chuẩn mực thống nhất và khách quan cho sự đánh giá xã hội cũng như sự tự đánh giá của các cá nhân và các nhóm xã hội về vị trí, vị thế và vai trò xã hội của mình. Phân tầng xã hội này đã làm giảm bất bình đẳng và giảm cách biệt giàu nghèo xã hội2.
- Phân tầng xã hội không hợp thức: là phân tầng xã hội không
dựa trên sự khác biệt tự nhiên của các cá nhân, cũng không phải dựa trên
2
Lương Văn Úc (2009). Giáo trình xã hội học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bộ