Đặc điểm của thông tin đại chúng và phương tiện

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 137)

thông tin cho các ứng cử viên về những mối quan tâm của công chúng, phát hiện những xu hướng đồng tình hoặc tìm kiếm những địa phương nơi mà chiến dịch tranh cử đạt hiệu quả nhất.

Trong những năm gần đây, ở nước ta, hàng loạt những chính sách liên quan đến pháp luật cũng được ban hành nhằm tăng cường tiếng nói của người dân trong đời sống chính trị xã hội. Thí dụ như các nghị định của chính phủ về “Dân chủ ở cơ sở”. Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều chính sách đảm bảo tiếng nói của người dân, đặc biệt là người nghèo, người ít học, đồng bào dân tộc thiểu số chưa được thực hiện tốt ở các địa phương. Điều này dẫn đến hậu quả là DLXH của người dân tại các địa phương này nhiều khi bị xem nhẹ, bỏ qua khiến sự bất bình ngày càng tích tụ và trở thành vấn đề xã hội gay cấn.

Chính vì vậy, kể từ Đại hội X, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn nhầm huy động tất cả tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng đất nước, xây dựng Đảng2.

6.1.2Thông tin đại chúng

6.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của thông tin đại chúng

Thời đại phong kiến trở về trước, thông tin chưa mang tính đại chúng, chủ yếu thông qua khẩu ngữ, truyền miệng thông qua ca dao, tục ngữ.

Thông tin đại chúng bắt đầu phổ biến rộng rãi trong thời kỳ chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt phát triển mạnh trong nền kinh tế thị trường.

6.1.2.2 Đặc điểm của thông tin đại chúng và phương tiện thông tin đại chúng chúng

Thông tin đại chúng được sử dụng với quy mô rộng, mang tính quần chúng.

Thông tin đại chúng được sử dụng với quy mô rộng, mang tính quần chúng. hội, làm rõ nhu cầu thông tin của quần chúng. Để làm được điều đó đòi hỏi thông tin phải khách quan, chính xác, chân thực, đầy đủ và kịp thời.

Nghiên cứu dư luận xã hội thông qua công tác thực tiễn của các cấp lãnh đạo, quản lý nhà nước và nhân dân lao động.

2

Nguyễn Quý Thanh (2006). Xã hội học về dư luận xã hội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Trang 27-40.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 137)