Phương pháp là cách thức mà con người lựa chọn để đạt được mục đích của mình trên cơ sở xác định được mục đích, mục tiêu của sự vật, hiện tượng. Đó là công cụ trong việc tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên, con người và xã hội.
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một môn học cung cấp cho người học hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó người học không chỉ nghiên cứu “lý luận” về nghiên cứu khoa học, mà quan trọng hơn là luyện “kỹ năng” nghiên cứu khoa học1.
Logic: Mỗi ý kiến, mỗi bước đi đều gắn chặt chẽ với ý kiến, bước đi trước đó. Một nhận định khoa học không thể chứa những mâu thuẫn chưa được giải quyết.
Tính khách quan: Phản ánh đúng sự thật vốn có trong hiện thực, điều này có nghĩa là nhà khoa học phải dựa vào các thủ thuật có khả năng giảm thiểu ảnh hưởng của những phỏng đoán, trực giác, thiên kiến trong lúc quan sát và lý giải.
Lý thuyết: Lý thuyết là những tập hợp những lời phát biểu được xắp xếp một cách có logic, mà ở đó người ta cố gắng miêu tả, dự đoán hay giải thích một sự kiện.
Những trình bày có hệ thống này giúp chúng ta hình thành các ý kiến của mình về sự kiện đang nghiên cứu.
Mục đích của các lý thuyết nhằm giới thiệu cho chúng ta những biến lượng có ý nghĩa về mặt phương thức, phương cách và các nhân tố, yếu tố có liên quan đến hiện tượng và vấn đề mà chúng ta đang nghiên cứu.
Giả thuyết: Các giả thuyết là những nhận định dựa trên sự tin tưởng chưa được kiểm chứng. Các nhà xã hội học đưa ra những giả thuyết, những nhận định về bản chất ứng xử của con người, bản chất của xã hội và cách thức mà cả hai tác động lẫn nhau.