Kiểm soát xã hội

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 91 - 95)

Khái niệm: Kiểm soát xã hội là quá trình mang lại sự đảm bảo cho

mỗi cá nhân được quyền thực hiện các quy tắc xã hội, duy trì sự tuân thủ các quy tắc đó, phát hiện và ngăn chặn, điều chỉnh các hành vi lệch chuẩn và các nguyên nhân dẫn đến hành vi đó. Hay nói cách khác kiểm soát xã hội là những phương thức mà một xã hội ngăn ngừa sự lệch lạc và trừng phạt những người lệch lạc thường được gọi là sự kiểm soát xã hội. Kiểm soát xã hội được xem như những phương cách mà xã hội thiết lập và cũng cố những chuẩn mực xã hội. Theo Janovitz kiểm soát xã hội là khả năng của một nhóm xã hội, hay của cả xã hội trong việc điều tiết chính mình.

Các hình thức kiểm soát xã hội:

- Tự kiểm soát (kiểm soát bên trong): Kiểm soát bên trong là quá

trình chủ thể xã hội (cá nhân, tổ chức, xã hội) tự theo dõi, kiểm tra, suy xét, đối chiếu và đánh giá hành vi của mình so với các chuẩn mực và quy tắc xã hội.

- Kiểm soát xã hội (kiểm soát bên ngoài): là quá trình duy trì các

điều kiện đảm bảo cho việc tuân thủ các quy tắc xã hội và duy trì sự tuân thủ đó của mọi cá nhân. Đồng thời bảo vệ trật tự xã hội, phát hiện ngăn chặn và phê phán các cá nhân không thể hoặc không muốn nội tâm hóa các chuẩn mực giá trị xã hội.

- Kiểm soát không chính thức: là sự kiểm soát xã hội không phải

do một thiết chế và tổ chức xã hội có chức năng rõ ràng tiến hành. Nó được thực hiện như các nhóm sơ cấp như gia đình, bạn bè, nhóm làm việc hay các nhóm nhỏ khác. Phạm vi của kiểm soát không chính thức rất lớn, bao quát toàn bộ các lĩnh vực hoạt động và sinh hoạt của cá nhân.

- Kiểm soát chính thức: thường do một số thiết chế và tổ chức xã

hội có chức năng xã hội hóa đảm nhận. Chẳng hạn cảnh sát, tòa án, nhà tù, các trung tâm giáo dục thanh thiếu niên hư, trại phục hồi nhân phẩm, cai nghiện,... Hệ thống kiểm soát chính thức bao giờ cũng có các điều luật, quy tắc thành văn do các tổ chức đảm nhận, thực thi các điều luật đó bằng các hình phạt theo quy định ứng với từng loại hành vi lệch lạc.

- Tội phạm và sự kiểm soát xã hội: Việc nghiên cứu phạm vi ảnh

hưởng của tội phạm thường được bắt đầu bằng những dữ kiện thống kê về tỷ lệ tội phạm, bằng sự nghiên cứu về sự thay đổi, biến chuyển của các loại hình tội phạm qua thời gian. Các phương pháp được sử dụng để kiểm soát tội phạm cũng thay đổi khi xã hội trở nên phức tạp hơn. Khác với xã hội cổ truyền, ở đó việc kiểm soát tội phạm được giao cho gia đình và công xã, trong các xã hội rộng lớn, phúc tạp hơn như các xã hội hiện đại người ta có xu hướng giảm thiểu khả năng của các định chế địa phương trong việc kiểm soát tất cả các thành viên của xã hội. Để giải quyết vấn đề những người lệch lạc, những xã hội phức tạp có xu hướng phát triển những định chế được tiêu chuẩn hóa và ít nhiều có tính cách cưỡng bức, ví như cảnh sát, tòa án, nhà tù, trung tâm cai nghiện, trung tâm phục hồi nhân phẩm,…

Hướng dẫn: Thảo luận một chủ đề từ thực tiễn cuộc sống để cho thấy lệch lạc xã hội và kiểm soát xã hội.

Tóm tắt phương pháp dạy và học

1. Phương pháp nêu vấn đề

2. Hướng dẫn sinh viên phương pháp nghiên cứu 3. Hướng dẫn sinh viên đọc và lấy tư liệu

4. Hướng dẫn sinh viên hệ thống hóa, tổng hợp và khái quát hóa.

Nội dung sinh viên tự học

1. Đọc các tài liệu liên quan đến bài học và tóm tắt được nội dung của bài học đưa ra.

Câu hỏi hướng dẫn ôn tập chương 3

1. Chức năng và vai trò của kiểm soát xã hội trong sự tồn tại của xã hội, trật tự xã hội.

2. Tìm hiểu khái niệm về chuẩn mực và các kiểu lệch lạc trong xã hội hiện nay. Tại sao nói thiết chế xã hội đã điều tiết toàn bộ hoạt động xã hội và hướng nó vào củng cố, xây dựng và phát triển cộng đồng vững mạnh?

3. Khái niệm, bản chất, chức năng của thiết chế xã hội.

4. Tại sao phải đề cập đến quyền lực xã hội, trật tự xã hội và kiểm soát xã hội?

5. Tìm hiểu về các tổ chức xã hội khác nhau trong lịch sử xã hội. 6. Mối quan hệ giữa các khái niệm trong phạm trù của xã hội học. Liên

hệ thực tiễn.

7. Tìm hiểu các kiểu cơ cấu xã hội? Lấy một số kiểu cơ cấu xã hội trong lịch sử để minh chứng.

8. Vai trò của các nhóm xã hội trong sự phát triển của xã hội.

9. Trong xu thế hội nhập hiện nay thì vai trò của loại nhóm nào được xem trọng hơn cả.

10. Tổ chức xã hội đã chi phối đến các cá nhân như thế nào? 11. Mục đích của phân loại tổ chức xã hội?

12. Bản chất của các loại tổ chức xã hội?

13. Tại sao nói nhóm xã hội đã chi phối toàn diện đến đời sống của các cá nhân?

Danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn

1. Lương Văn Úc (2009). Xã hội học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Đặng Cảnh Khanh. Phân tích xã hội học. Quá trình phân giải và tái

tạo cơ cấu xã hội ở Việt Nam hiện nay. VNH3.TB6.737

3. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2008). Xã hội học. NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

4. Ngọ Văn Nhân (2008). Xã hội học. NXB Công an Nhân dân.

5. Ngọ Văn Nhân (2008). Tập bài giảng xã hội học. Trường Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an Nhân dân.

6. Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh (biên dịch) (2010).Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

7. Tạ Minh (2007). Xã hội học đại cương. NXB Đại học Quốc gia TP HCM.

8. Trần Hữu Quang (1998). Xã hội học nhập môn. Đại học Mở - Bán

công TP HCM

9. Nguyễn Đình Tấn (2005). Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. NXB Lý luận Chính trị.

10. Trần Đình Tuấn. Công tác xã hội – Lý thuyết và thực hành.

11. Warren Kidd, Mark Kirby, John Barter, Tanya Hope, Alison Kirton, Nick Madry, Paul Manning, Karen Triggs, Francine Koubel (2006).

Những bài giảng về xã hội học. NXB Thống Kê.

12. Jean Golfin; Hiền Phong (dịch), Thanh Lê giới thiệu (2003). 50 từ then chốt của xã hội học. NXB Thanh Niên.

Chương 4

CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 91 - 95)